Người nước ngoài khi thực hiện các thủ tục hành chính tại Việt Nam có thể gặp nhiều khó khăn do chưa nắm được quy định, quy trình thực hiện. Đối với lý lịch tự pháp, đây là giấy tờ mà giấy tờ mà nhiều người cần trong thời gian khá gấp. Chính vì vậy, lựa chọn Dịch vụ làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài của các đơn vị cung cấp dịch vụ là lựa chọn tối ưu. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài, hoặc đang cần làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài nhanh, hãy sử dụng Dịch vụ làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài uy tín của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Lý lịch tư pháp là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định thì lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của một người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã đã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Theo khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định thì phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã đã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Người nước ngoài có được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp?
Theo Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về quyền yêu cầu cấp lý lịch tư pháp như sau:
– Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
– Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
– Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Như vậy, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Người nước ngoài nộp hồ sơ xin lý lịch tư pháp ở đâu?
Pháp luật đã quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài. Người nước ngoài sẽ dựa vào đó để tới cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho mình. Căn cứ Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định:
“Điều 44. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp
1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.“
Như vậy, người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam có thể tới Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam có thể tới Sở Tư pháp để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Các bước làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
Căn cứ theo Điều 45, 46 Luật lý lịch tư pháp 2009, Các bước làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài;
– Bản chụp hộ chiếu của người nước ngoài được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
– Bản chụp giấy chứng nhận tạm trú của người nước ngoài được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
– Đối với trường hợp ủy quyền làm lý lịch tư pháp thì cần có thêm giấy tờ sau:
+ Bản chính Văn bản ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực;
+ Xuất trình giấy CMND (hoặc hộ chiếu) của người được ủy quyền.
Lưu ý:
– Chỉ được ủy quyền trong trường hợp xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.
– Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần có văn bản ủy quyền nhưng được thay thế bằng giấy tờ để chứng minh về mối quan hệ (giấy khai sinh; giấy đăng ký kết hôn; hộ khẩu gia đình…).
– Các giấy tờ không yêu cầu nộp bản chính thì cần mang theo bản chính để đối chiếu (trường hợp giấy tờ được chứng thực thì không cần đối chiếu.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nơi nộp hồ sơ được xác định như sau:
– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú;
– Người nước ngoài đã rời Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi đóng phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp (200.000 đồng/lần/người), người xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhận giấy hẹn cấp phiếu và đến nhận kết quả theo thời gian ghi trong giấy hẹn.
Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp dành cho người nước ngoài theo quy định tại Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp 2009 như sau:
+ Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.
+ Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.
Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài qua bưu điện
Người ngước ngoài cần cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi làm lý lịch tư pháp qua bưu điện thì thay vì nộp trực tiếp, cần gửi 01 bộ hồ sơ qua dịch vụ bưu chính tới Sở Tư pháp để được giải quyết. Khi nộp hồ sơ phải nộp phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp và phí dịch vụ bưu chính bằng 01 trong 03 cách:
– Chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của Sở Tư pháp. Trường hợp nộp bằng ngoại tệ thì phải quy đổi thành tiền Việt Nam theo tỉ giá thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm nộp.
– Nộp tiền trực tiếp tại Sở Tư pháp (chỉ áp dụng cho đồng tiền Việt Nam).
– Chuyển tiền qua dịch vụ bưu chính khi gửi hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp kèm theo biên lai chuyển tiền phí, lệ phí đến Sở Tư pháp (chỉ áp dụng cho đồng tiền Việt Nam).
Sau khi nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp sẽ gửi phiếu hẹn trả kết quả sẽ vào địa chỉ email hoặc qua điện thoại, tin nhắn của người yêu cầu cấp Phiếu.
Người nước ngoài xin cấp lý lịch tư pháp nhận hồ sơ tại địa chỉ được ghi trong Phiếu đăng ký nhận kết qua dịch vụ bưu chính.
Dịch vụ làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài uy tín
Người nước ngoài đã và đang cư trú tại Việt Nam có thể chưa nắm rõ được quy định cũng như quy trình làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài như thế nào. Do đó, để việc nhận được Phiếu lý lịch tư pháp mà cơ quan có thẩm quyền cấp thì sử dụng Dịch vụ làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài uy tín của Luật sư X là lựa chọn tối ưu nhất.
Sử dụng dịch vụ của Luật sư X sẽ đem lại những lợi ích sau:
- Chi phí vô cùng phù hợp với yêu cầu;
- Thời gian ngắn: chỉ từ 10 đến 20 ngày (Trong trường hợp cần gấp, có thể trao đổi thêm);
- Tiết kiệm được thời gian và công sức;
- Không còn phải đau đầu để nghiên cứu hồ sơ và thủ tục;
- Nhận kết quả tận nhà thuận tiện.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Dịch vụ làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài uy tín 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ làm lý lịch tư pháp tại hà nội. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hướng dẫn thủ tục làm lý lịch tư pháp số 1 chi tiết năm 2023
- Hồ sơ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp gồm những gì?
- Nộp lệ phí lý lịch tư pháp ở đâu?
Câu hỏi thường gặp
Để tiết kiệm thời gian, người nước ngoài có thể tiến hành xin cấp lý lịch tư pháp online. Thủ tục như sau:
– Truy cập website https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home
– Chọn đúng đối tượng nộp hồ sơ: Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam hoặc Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam;
– Nhập Tờ khai;
– Nộp hồ sơ và nhận kết quả.
Mức thu lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp được quy định như sau:
– Mức thông thường: 200.000đồng/lần/người.
– Đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ: 100.000đồng/lần/người.
– Trường hợp người được cấp đề nghị cấp trên 2 phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu; thì kể từ phiếu lý lịch tư pháp thứ 3 trở đi nộp thêm 5.000 đồng/Phiếu.
Những trường hợp sau đây được miễn lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp:
– Trẻ em
– Người cao tuổi
– Người khuyết tật
– Người thuộc hộ nghèo
– Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số