Chào luật sư, tôi có mua được một con tàu chuyên đánh bắt cá trên biển có chiều dài 9 mét, theo như tôi biết thì phải đăng ký giấy phép môi trường để có thể đánh bắt cá hợp pháp. Tuy nhiên tôi không rõ các quy định về thủ tục xin cấp giấy phép môi trường và nghe nói có rất nhiều loại giấy phép môi trường hiện nay. Cũng chính vì thế tôi muốn biết thêm về các quy định về giấy phép môi trường cần lưu ý và muốn làm giấy phép môi trường một cách nhanh chóng để tiến hành đánh bắt hải sản sớm. Vậy tôi có thể tìm dịch vụ làm giấy phép môi trường như thế nào? Xin được tư vấn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn về thông tin dịch vụ làm giấy phép môi trường mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Giấy phép môi trường là gì?
Giấy phép môi trường được hiểu là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành cho phép chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh vận hành toàn bộ hoặc một phần công trình dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh với các yêu cầu, điều kiện bảo vệ môi trường cụ thể khi chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định.
Các loại giấy phép môi trường
Có nhiều cách để phân loại các giấy phép về môi trường.
Căn cứ vào loại tài nguyên:
- Đối với tài nguyên nước, giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Luật tài nguyên nước 2012)
- Đối với thủy sản có thể kể đến giấy phép khai thác thủy sản trên biển, giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam (Luật thủy sản 2017)
- Đối với khoáng sản: Giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (Luật khoáng sản 2010)
Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động:
- Trong lĩnh vực giao thông vận tải: Giấy phép vận chuyển
- Trong lĩnh vực xử lý chất thải: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
- Trong lĩnh vực xây dựng: Giấy phép xây dựng.
Nội dung giấy phép môi trường
Nội dung giấy phép môi trường như sau:
– Nội dung giấy phép môi trường gồm thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).
– Nội dung cấp phép môi trường bao gồm:
- Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
- Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
- Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
- Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Thủ tục xin giấy phép môi trường năm 2023
Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, đối tượng tác động của dự án, chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án phải xin giấy phép bảo vệ môi trường khác nhau. Theo đó, thủ tục làm giấy phép môi trường cũng khác nhau. Tuy vậy, thủ tục xin giấy phép môi trường có thể được thực hiện thông qua các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thể là:
- Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận
- Sở Xây dựng
- Sở Giao thông vận tải
- Chi cục thủy sản các tỉnh, thành phố…
Bước 2: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ
Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
Bước 3: Thẩm định
Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;
Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo.
Trường hợp không thể bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
Bước 4: Trả kết quả
Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
Dịch vụ làm giấy phép môi trường năm 2023 đơn giản, nhanh chóng
Xin GPMT là thủ tục tương đối phức tạp, Để tiết kiệm thời gian và công sức nên lựa chọn một văn phòng Luật sư uy tín để thực hiện thủ tục nhanh chóng hơn. Luật sư X là đơn vị uy tín có kinh nghiệm trong lĩnh vực xin GPMT. Chúng tôi sẽ hoàn tất thủ tục xin giấy phép môi trường của công ty. Tùy theo lĩnh vực của dự án và ngành nghề mà chúng tôi tư vấn soạn thảo hồ sơ, trình cơ quan nhà nước, giám sát và lấy kết quả đánh giá tác động môi trường cho người được cấp phép. Cụ thể các công việc như sau:
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến hoạt động xin GPMT;
- Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ xin cấp GPMT;
- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ xin cấp GPMT; và theo dõi, cập nhật cho khách hàng về tình trạng hồ sơ;
- Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xin cấp phép môi trường;
- Tư vấn các thủ tục khác như xin gia hạn, hoặc thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.
- Lấy kết quả và gửi cho khách hàngGPMT; được cấp;
Trên đây là dịch vụ làm giấy phép môi trường năm 2023 đơn giản, nhanh chóng của Luật sư X, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc đăng ký giấy phép môi trường xin liên hệ với Luật sư X để được hoàn thành nhanh chóng nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Dịch vụ làm giấy phép môi trường năm 2023”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về Đổi tên bố trong giấy khai sinh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Các đối tượng sau đây phải có giấy phép môi trường:
Đối tượng 1: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
Các đối tượng trên mà thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
Đối tượng 2: Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng 1.
(Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020)
Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:
07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).
(Khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020)
Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, chủ đầu tư sẽ nhận được giấy phép môi trường trong thời hạn như sau:
Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;