Căn cước công dân gắn chip là một trong những loại giấy tờ tùy thân mới của công dân. Khi làm căn cước công dân gắn chip có thể phải chờ đợi khá lâu; mới có thể nhận được căn cước công dân gắn chip. Đôi khi sẽ làm ảnh hưởng đến các công việc khác. Luật sư X nhận được rất nhiều câu hỏi về làm căn cước công dân gắn chip. Trong đó có câu hỏi như sau:
Chào luật sư, tôi cần làm căn cước công dân gắn chip mới. Do tôi cần gấp nên muốn làm nhanh để cho kịp công việc nên tôi hỏi luật sư bên mình có dịch vụ làm căn cước công dân đúng hạn không ạ? Mong nhận được câu trả lời của luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài Dịch vụ làm căn cước công dân gắn chip đúng hạn dưới đây của Luật sư X nhé
Căn cứ pháp lý
Căn cước công dân gắn chip là gì?
Thẻ căn cước gắn chip hay thẻ căn cước điện tử (e-ID) là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.
Thẻ căn cước điện tử có thể nằm trong cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI), lưu trữ chứng nhận điện tử được mã hóa do nhà cung cấp PKI phát hành, cùng hàng loạt thông tin liên quan. Thẻ e-ID có thể cung cấp khả năng xác thực hai hoặc ba bước nếu được tích hợp dữ liệu nhận diện sinh trắc học.
Tại sao phải sử dụng căn cước gắn chip?
Bộ Công an ban hành mẫu thẻ CCCD gắn chíp mới căn cứ theo Luật Căn cước công dân 2014, theo đó, tương tự như mẫu thẻ cũ thì tại mặt trước của thẻ vẫn sẽ in trực tiếp thời hạn sử dụng theo nguyên tắc tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014:
– Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
– Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
So với các loại giấy tờ tùy thân hiện nay, căn cước công dân gắn chip có nhiều ưu điểm như tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn, liên thông với các thông tin khác về thuế, bằng lái xe, bảo hiểm y tế… Vì vậy, người dân chỉ cần mang theo căn cước công dân thay vì nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính như trước đây, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Ngoài việc cho phép chính quyền truy suất dữ liệu công dân nhanh, chính xác, thẻ căn cước điện tử còn cho phép người dùng có thể truy cập và sử dụng hệ thống dịch vụ công
Có bắt buộc đổi thẻ căn cước công dân gắn chip?
Căn cứ theo Thông tư số 06/2021/TT-BCA ban hành ngày 23/1/2021 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip thì đối tượng áp dụng là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp; đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.
Mặt khác tại Khoản 2, Điều 4; Thông tư số 06/2021/TT-BCA quy định thẻ CCCD đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip theo quy định. Trường hợp công dân bắt buộc phải đổi là trường hợp có CMND 9 số; CMND 12 số và CCCD mã vạch hết hạn, hỏng mới nằm trong diện bắt buộc phải đổi sang CCCD mới. Trong thời gian làm bạn hoàn toàn có thể tra cứu CCCD gắn chip làm xong chưa.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi đi làm căn cước công dân gắn chip
Đối với người đổi từ CMND qua CCCD gắn chíp
Người dân cần mang theo:
+ CMND đã được cấp, sổ hộ khẩu.
+ Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác; trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp; có thay đổi so với thông tin trong sổ hộ khẩu; hoặc trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đối với người đổi từ CCCD mã vạch qua CCCD gắn chíp
Vì khi cấp CCCD mã vạch thì thông tin của công dân đã được lưu trên cơ sở dữ liệu quốc gia; vì vậy khi đổi sang mẫu thẻ CCCD gắn chíp mới thì người dân chỉ cần mang:
+ CCCD mã vạch đã được cấp.
+ Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác; trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp; có thay đổi so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Lưu ý: Thực tế tại một số địa phương; người dân cần bước xin giấy giới thiệu đổi CMND sang CCCD của công an cấp xã; sau đó mới nộp tại công an cấp huyện và làm thủ tục tại công an cấp huyện.
Chi phí làm thẻ căn cước công dân gắn chip như thế nào?
Mức thu lệ phí | Chi phí |
Chuyển từ Chứng Minh Thư Nhân Dân 9 số, Chứng Minh Nhân Dân 12 số sang cấp thẻ Căn Cước Công Dân | 30.000 đồng/thẻ CCCD |
Đổi thẻ Căn Cước Công Dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu | 50.000 đồng/thẻ CCCD |
Cấp lại thẻ Căn Cước Công Dân khi bị mất thẻ Căn Cước Công Dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của luật quốc tịch Việt Nam | 70.000 đồng/thẻ CCCD |
- Nhận Thẻ Căn Cước Công Dân qua đường bưu điện thì ngoài tiền phí phải đóng như quy định , công dân phải đóng thêm tiền phí chuyển phát. Mức thu phí sẽ tùy theo từng địa phương, tùy địa chỉ nơi công dân đăng ký nhận thẻ.
- Nếu sử dụng dịch vụ làm thẻ căn cước lấy ngay thì bạn cần trả thêm một khoản phí dịch vụ nhất định.
Các trường hợp được miễn, không phải nộp lệ phí cấp thẻ Căn cước
Theo Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu không phải nộp lệ phí. Quy định này cũng áp dụng với công dân đổi thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp sau:
+ Công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
+ Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên (từ đủ 23 tuổi, đủ 38 tuổi và đủ 58 tuổi);
+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.
Bên cạnh đó, các trường hợp được miễn lệ phí làm Căn cước công dân bao gồm:
– Đổi thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;
– Đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; người dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo;
Dịch vụ làm căn cước công dân gắn chip đúng hạn của Luật sư X
Nếu bạn đã từng tham gia vào một quy trình hành chính, bạn phải biết rằng nó sẽ mất rất nhiều thời gian. Đặc biệt nếu bạn cần gấp căn cước công dân để làm thủ tục khác. Thì nên chọn sử dụng dịch vụ làm căn cước công dân gắn chip nhanh chóng của Luật sư X
Bạn không cần phải lo lắng về thời gian chờ đợi lâu khi sử dụng dịch vụ của Luật sư X vì nó có thể giúp bạn giảm thời gian nhận thẻ, tiết kiệm chi phí và thời gian làm thẻ căn cước công dân.
Khi sử dụng Dịch vụ làm căn cước công dân gắn chip đúng hạn bạn sẽ nhận được các lợi ích sau:
- Thời gian hoàn thành thẻ căn cước công dân gắn chip đúng hạn
- Giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức đi lại.
- Bàn giao thẻ đúng hẹn
- Miễn phí giao nhận hồ sơ tận nơi tại địa chỉ khách yêu cầu.
- Đảm bảo giá thành tốt nhất và không có phí phát sinh trong quá trình làm thẻ.
- Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình, tận tâm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về Dịch vụ làm căn cước công dân gắn chip đúng hạn năm 2022“. Nếu quý khách có nhu cầu pháp lý liên quan mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Thẻ căn cước gắn chip có tác dụng gì?
- Cách viết tờ khai căn cước công dân mới
- Dịch vụ tư vấn thủ tục cho thuê đất
- Dịch vụ tư vấn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về tặng cho đất
Câu hỏi thường gặp
Khi bạn sử dụng dịch vụ làm căn cước công dân gắn chip của Luật sư X Chỉ từ 3- 5 ngày có thể nhận được thẻ mà không phát sinh thêm chi phí. Ngoài ra, bạn vẫn có thể sử dụng CMND hoặc thẻ CCCD cũ (còn hạn) và sử dụng bình thường trong thời gian chờ cấp CCCD mới.
Điều 11 Thông tư số 59/2021 / TT-BCA về địa điểm làm thủ tục cấp CCCD gắn chip quy định như sau:
Công dân đến cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân và đề nghị cấp thẻ căn cước công dân cho công dân.
Do đó, công dân xin cấp CCCD nơi thường trú, tạm trú
Tờ khai Căn cước công dân được phát cho công dân khi đến làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân tại Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an hoặc khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến hoặc công dân có thể tải mẫu tại Thông tư 41/2019/TT-BCA