Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều điều kiện thuận lợi về nhiều mặt; để giao lưu, phát triển du lịch, thương mại và hợp tác đầu tư trong và ngoài nước. Người nước ngoài muốn tới đây sinh sống cần hợp pháp hoá lãnh sự các loại giấy tờ. Vậy thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin trợ giúp bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011
- Thông tư số 01/2012/NĐ-CP ngày 20/3/2012
- Thông tư số 36/2004/TT-BTC ngày 26/4/2004
- Thông tư số 98/2011/TT-BTC ngày 5/7/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2004/TT-BTC ngày 26/4/2004
Nội dung tư vấn
Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP; thì hợp pháp hoá lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu; chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài; để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Ví dụ như một người Hàn Quốc kết hôn với một người Việt Nam tại Hàn Quốc giấy chứng nhận đăng kí kết hôn của họ được cơ quan có thẩm quyền tại Hàn Quốc cấp; sau đó cả hai về Việt Nam sinh sống. Như vậy, hai người phải đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận giấy kết hôn đã được cấp tại Hàn Quốc; đây gọi là hợp pháp hoá lãnh sự giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
* Các giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãnh sự:
+ Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
+ Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết trong bản thân giấy tờ, tài liệu đó mâu thuẫn với nhau; hoặc mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự.
+ Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
+ Giấy tờ; tài liệu đồng thời có con dấu và chữ ký không được đóng trực tiếp; và ký trực tiếp trên giấy tờ, tài liệu. Con dấu, chữ ký sao chụp dưới mọi hình thức đều không được coi là con dấu gốc; chữ ký gốc.
+ Giấy tờ; tài liệu có nội dung vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam; không phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam; hoặc các trường hợp khác có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam.
* Yêu cầu cụ thể đối với các giấy tờ, tài liệu đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự:
+ Là giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để được công nhận và sử dụng ở Việt Nam.
+ Được cơ quan đại diện ngoại giao; cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài cấp; chứng nhận.
+ Mẫu con dấu; mẫu chữ ký và chức danh của các cơ quan và người có thẩm quyền của nước ngoài phải được giới thiệu trước cho Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ hợp pháp hoá lãnh sự tại Bà Rịa – Vũng Tàu
a) 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;
b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự; đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận;
đ) 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh; nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;
+ 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại mục d; và điểm đ nêu trên để lưu tại Bộ Ngoại giao.
Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ; tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ; tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ; tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao.
Thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Bước 1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ
- Nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tại Sở Ngoại vụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:
Tầng trệt; Khu B3; Khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh; số 01; đường Phạm Văn Đồng, phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung và thành phần hồ sơ:
* Đối với hồ sơ nộp trực tiếp:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu biên nhận giao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định.
* Đối với hồ sơ nộp qua đường bưu điện:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP; được thực hiện tại tất cả các bưu điện thuộc hệ thống bưu chính Việt Nam; theo thỏa thuận dịch vụ giữa Cục Lãnh sự Bộ ngoại giao và Công ty cổ phần chuyển phát nhanh bưu điện (EMS); kèm theo phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc; sau khi thực hiện việc kiểm tra và đối chiếu, Sở Ngoại vụ tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu sẽ chuyển hồ sơ cho Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.
Bước 3: Nhận kết quả
Sở Ngoại vụ tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu nhận kết quả giải quyết từ Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh; và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tại Sở Ngoại vụ tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu.
Cán bộ trả kết quả kiểm tra Phiếu biên nhận (đối với trường hợp nộp trực tiếp); hướng dẫn người nhận nộp lệ phí; ký vào sổ theo dõi trước khi trả kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần; sáng từ 7 giờ 30 đến 12giờ 00; chiều 13 giờ 00 đến 16 giờ 30; trừ ngày lễ.
Dịch vụ hợp pháp hoá lãnh sự tại Tây Ninh
Luật sư X là công ty chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến thủ tục, hành chính, giấy tờ nhân thân chuyên nghiệp. Trong quá trình trích lục hồ sơ gốc để phục vụ định cư, cư trú, kết hôn, khai sinh tại nước ngoài của người Việt, chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu hỗ trợ hợp pháp hoá giấy tờ với số lượng hàng nghìn trường hợp. Để thuận tiện hơn cho công việc quý khách hàng, Luật sư X sẽ thực hiện:
- Tư vấn pháp luật liên quan đến quy định mới trong hợp pháp hoá lãnh sự;
- Đại diện soạn thảo, chỉnh lý văn bản giấy tờ;
- Cam kết tính hợp lệ, hợp pháp và có giá trị sử dụng trong mọi trường hợp;
- Nhận uỷ quyền nộp hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao tới quý khách;
Hãy liên hệ để sử dụng dịch vụ hợp pháp hoá do Luật sư X cung cấp.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
a) Hợp pháp hoá, chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu phục vụ trực tiếp cho các hoạt động
của các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
b) Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết, tham gia
hoặc thoả thuận có quy định khác thì được thực hiện theo quy định đó.
c) Miễn thu lệ phí hợp pháp hoá, chứng nhận lãnh sự đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài
trên cơ sở quan hệ ngoại giao “có đi có lại” và các trường hợp đối ngoại khác theo quyết
định cụ thể của Bộ Ngoại giao.
Ngôn ngữ sử dụng để chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là tiếng Việt và tiếng chính thức của nước nơi giấy tờ đó được sử dụng hoặc tiếng Anh, tiếng Pháp.
“Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.