Việc dán nhãn năng lượng cho các thiết bị gia dụng sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp và tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, việc dán nhãn năng lượng sẽ yêu cầu kiểm tra hiệu suất năng lượng của thiết bị, do đó nó sẽ giúp lọc các hạng mục có hiệu suất năng lượng thấp, tránh lãng phí điện và tiết kiệm tiền cho việc bảo vệ an ninh năng lượng quốc gia. Vậy pháp luật quy định về việc đăng ký dán nhãn năng lượng như thế nào? Trình tự thủ tục ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết Dịch vụ đăng ký dán nhãn năng lượng nhanh giá rẻ năm 2022
Căn cứ pháp lý
Dán nhãn năng lượng là gì
Theo khoản 7, khoản 8 Điều 3 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 quy định như sau:
Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì, hoặc hiển thị nhãn năng lượng điện tử trên sản phẩm.
Phân loại dán nhãn năng lượng
Các loại nhãn năng lượng:
- Nhãn so sánh: là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng;
- Nhãn xác nhận: là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.
Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng
Bước 1: Lập hồ sơ đăng ký
Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương.
Bước 2: Đăng ký
Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công Thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.
Bước 3: Sau đăng ký
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương, doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.
Đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng lần đầu tiên:
- Sau khi hàng tới cảng, doanh nghiệp sẽ làm thủ tục để đưa hàng về kho bảo quản.
- Doanh nghiệp cử người mang mẫu sản phẩm đi thử nghiệm tại các trung tâm thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Chú ý, hạn muộn nhất là 30 ngày kể từ khi hàng về kho, doanh nghiệp bắt buộc phải trình lên cơ quan hải quan kết quả thử nghiệm sản phẩm.
- Trình lên hải quan kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ với các giấy tờ cần thiết để xin xác nhận công bố dán nhãn năng lượng cho thiết bị nhập khẩu.
- Tiến hành in nhãn năng lượng được cấp theo mẫu và dán lên tất cả các đơn vị sản phẩm trong lô hàng.
Đối với trường hợp, doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng trong các lần sau:
- Để được thông quan tờ khai, doanh nghiệp phải nộp kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của lô trước khi vẫn còn hiệu lực trong vòng 6 tháng.
- Trong trường hợp kết quả đã quá 6 tháng thì doanh nghiệp bắt buộc phải trình công văn xác nhận mình đã tiến hành công bố dán nhãn năng lượng của Bộ Công thương cho đơn vị hải quan.
- Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục công bố dán nhãn nữa mà sẽ in nhãn theo thông tin cô bố của lô hàng trước. Cuối cùng chỉ việc dán nhãn lên các sản phẩm trước khi chính thức đưa ra kinh doanh trên thị trường.
Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BTC
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm:
- Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1;
- Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
- Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
- Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu tại khoản 2 Điều này bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.
Đăng ký dán nhãn năng lượng ở đâu?
Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương.
Đăng ký dán nhãn năng lượng online
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Doanh nghiệp truy cập vào Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Công Thương tại địa chỉ http://online.moit.gov.vn/ và đăng nhập
Bước 3: Tiến hành đăng nhập tài khoản,
Sau đó tìm kiếm, chọn dịch vụ B-BCT-275183-TT: Đăng ký nhãn dán năng lượng.
Tiến hành đăng ký, sau khi diễn đầy đủ thông tin thì chọn Lưu thông tin. Thông tin dịch vụ công được đăng ký sẽ được gửi tới đơn vị cấp phép của dịch vụ công.
Bước 4: Sau khi tiến hành đăng ký xong
Tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký
Thời gian thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng
Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, doanh nghiệp thực hiện dán nhãn năng lượng có trách nhiệm lập báo cáo về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, tiêu thụ và được dán nhãn năng lượng trong năm theo mẫu tại Phụ lục 3 và gửi về Bộ Công Thương và Sở Công Thương.
Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, các tổ chức thử nghiệm có trách nhiệm lập báo cáo về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm để dán nhãn năng lượng theo mẫu tại Phụ lục 4 và gửi về Bộ Công Thương.
Sở công thương tiếp nhận và tổng hợp thông tin báo cáo của doanh nghiệp về phương tiện thiết bị sản xuất, nhập khẩu thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng tại địa phương hàng năm và các phương tiện, thiết bị đã dán nhãn năng lượng trong năm và gửi Bộ Công thương trước ngày 15 tháng 3 năm tiếp theo.
Thu hồi nhãn năng lượng
Theo quy định tại điều 10 Thông tư 36/2016/TT- BCT Có quy định các trường hợp thu hồi nhãn năng lượng. Theo đó quy định rõ:
“1. Bộ Công Thương quyết định thu hồi nhãn năng lượng trong các trường hợp sau:
a) Mẫu nhãn năng lượng có thông tin sai lệch so với mẫu dự kiến tại hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng;
b) Mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện thiết bị cao hơn so với mức tiêu thụ năng lượng tại Giấy công bố dán nhãn năng lượng.
2. Quyết định thu hồi nhãn năng lượng được gửi đồng thời đến doanh nghiệp vi phạm, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương”.
Không thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng sẽ bị xử phạt như nào ?
Nghị định số 17/2022/NĐ-CP quy định rõ mức phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Cụ thể, đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng sẽ phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần đầu và phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng trong trường hợp tái phạm.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không trung thực với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, phân phối.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về sử dụng nhãn năng lượng sai quy cách bao gồm: Gắn nhãn năng lượng lên phương tiện, thiết bị hoặc bao gói có kích thước không phù hợp; Thay đổi kích thước nhãn năng lượng tăng hoặc giảm không theo tỷ lệ; Làm che lấp, gây nhầm lẫn ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn năng lượng.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm gồm: Không thực hiện công bố hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị; Tiếp tục dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị hoặc không thực hiện công bố lại khi có thay đổi tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng do cơ quan có thẩm quyền công bố.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp sai thông tin hiệu suất năng lượng trên nhãn năng lượng so với hồ sơ công bố hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị (bao gồm cả kinh doanh phân phối sản phẩm trên các nền tảng kỹ thuật số); Tuyên truyền, quảng cáo cung cấp thông tin về hiệu suất năng lượng không đúng sự thật về mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng (bao gồm cả kinh doanh phân phối sản phẩm trên các nền tảng kỹ thuật số).
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị không đúng với hồ sơ công bố hiệu suất năng lượng, dán nhãn năng lượng hoặc dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị khi chưa thực hiện công bố dán nhãn năng lượng.
Dịch vụ đăng ký dán nhãn năng lượng nhanh giá rẻ năm 2022
Luật sư X cung cấp dịch vụ đăng ký dán nhãn năng lượng cho hàng hóa nhập khẩu, đăng ký dán nhãn năng lượng cho các thiết bị cần dán nhãn của các doanh nghiệp trên cả nước. Chúng tôi sẽ tư vấn hồ sơ xin cấp giấy phép dán nhãn năng lượng cho các công ty đủ điều kiện cần thiết, các giấy tờ cần chuẩn bị để xin cấp nhãn năng lượng, đồng thời đại diện theo ủy quyền của khách hàng sẽ thực hiện các làm thủ tục cấp tem năng lượng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể
- Tư vấn về các vấn đề liên quan tới việc xin giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng của khách hàng
- Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng để Quý khách ký, đóng dấu
- Đại diện cho Quý khách hàng nộp hồ sơ và lấy kết quả tại Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư X tư vấn về vấn đề “Dịch vụ đăng ký dán nhãn năng lượng nhanh giá rẻ năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư X tại trang web: Lsxlawfirm. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý đừng e ngại mà hãy liên hệ ngay với Luật sư X để được phục vụ tốt nhất: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Nhãn năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:
– Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;
– Mã hiệu phương tiện, thiết bị;
– Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
– Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.
Danh mục các phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng được quy định tại Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09 tháng 03 năm 2017; bao gồm các nhóm sau:
Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy photo copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.
Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.
Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy.