Hiện nay, việc kinh doanh dịch vụ cầm đồ khá phổ biến ở khắp tỉnh thành. Dịch vụ cầm đồ thường hoạt động dưới hình thức là những cửa hàng có quy mô nhỏ lẻ. Các cá nhân nếu đang có ý định mở một tiệm kinh doanh dịch vụ cầm đồ thì sẽ cần phải nắm rỡ được quy định dưới đây nhằm mục đích tránh những rủi ro từ khi bắt đầu hoạt động. Nhưng có thể vẫn còn nhiều người đan đang ấp ủ muốn mở dịch vụ cầm đồ vẫn chưa nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Vẫn còn nhiều những bạn đõ thắc mắc về việc đóng thuê của dịch vụ kinh doanh cầm đồ. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Dịch vụ cầm đồ có phải đóng thuế không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 96/2016/NĐ-CP
Khái niệm về cầm đồ
Tuy nhiên theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư có điều kiện có đưa ra quy định về dịch vụ cầm đồ như sau:
“Điều 3. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý
4. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.”
Theo đó, có thể hiểu cầm đồ là một loại hình kinh doanh có điều kiện mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để giao kết hợp đồng vay tiền.
Đặc điểm của hoạt động cầm đồ
– Cầm đồ là phương thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, theo đó người cầm đồ giao tài sản cho cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ (Bên nhận cầm đồ) để được vay một số tiền nhất định. Bên nhận cầm đồ phải là chủ thể có đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay, bảo quản và xử lý tài sản cầm đồ…
– Người cầm đồ trả lại khoản tiền vay trong thời hạn quy định và được nhận lại tài sản đã cầm đồ. Hết thời hạn thỏa thuận chuộc lại tài sản cầm đồ, bên nhận cầm đồ đương nhiên trở thành chủ sở hữu của tài sản đó.
– Khoản tiền phải trả do các bên thỏa thuận tùy thuộc vào số tiền vay của bên đem tài sản cầm đồ và thời hạn cầm đồ. Trong thời hạn cầm đồ, tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của người cầm đồ, bên nhận cầm đồ không được định đoạt và sử dụng tài sản đó.
– Xét về mục đích, cầm đồ là việc làm nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của bên vay đối với bên nhận cầm đồ.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Cầm đồ là một phương thức vay tiền bằng cách cầm cố, thế chấp tài sản tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Các cơ sở này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Có giấy phép an ninh, trật tự
Theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự (ANTT).
Bên cạnh đó, người chịu trách nhiệm về ANTT của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đối với người Việt Nam:
Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo quyết định của Tòa án.
Có giấy phép đăng ký kinh doanh
Cơ sở kinh doanh cần đăng ký thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể.
Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg là: 6492: Hoạt động cấp tín dụng khác
Dịch vụ cầm đồ có phải đóng thuế hay không?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 3/6/2008 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT) quy định về đối tượng chịu thuế như sau:
“Điều 3. Đối tượng chịu thuế
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.”
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 8 Luật Thuế Giá trị gia tăng quy định về thuế suất như sau:
“Điều 8. Thuế suất
3. Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”.
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT quy định về thuế suất như sau:
“Điều 11. Thuế suất 10%
Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.”
Giá tính thuế
Căn cứ theo Khoản 17 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“17. Đối với dịch vụ cầm đồ, số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có) được xác định là giá đã có thuế GTGT.
Giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá tính thuế = Số tiền phải thu / (1 + thuế suất)
Ví dụ: Công ty kinh doanh cầm đồ trong kỳ tính thuế có doanh thu cầm đồ là 110 triệu đồng. Giá tính thuế GTGT được xác định bằng: 110 triệu đồng / (1 + 10%) = 100 triệu đồng.”
Dịch vụ cầm đồ và các khoản thu khác từ việc cung cấp dịch vụ cầm đồ thực hiện theo các quy định và hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT nêu trên, trong đó nội dụng quy định, hướng dẫn về giá tính thuế đối với dịch vụ cầm đồ và các khoản thu khác từ việc cung cấp dịch vụ cầm đồ được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
Một số hành vi vi phạm khi kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Lưu ý, khi kinh doanh hoạt động cầm đồ, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể bị xử phạt nếu vi phạm các quy định sau (theo Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP):
STT | Hành vi vi phạm | Mức phạt tiền |
1 | – Không xuất trình giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;- Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;- Không thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý an ninh, trật tự đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện. | 500.000 – 01 triệu đồng |
2 | – Nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu nhưng không có các loại giấy tờ đó;- Nhận cầm cố tài sản nhưng không có hợp đồng theo quy định;- Cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác mà không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;- Bảo quản tài sản cầm cố không đúng nơi đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền; | 02 – 05 triệu đồng |
3 | Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay. | 05 – 15 triệu đồng |
4 | Cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có. | 20 – 30 triệu đồng |
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư là gì?
- Biển cấm đỗ xe trước cửa nhà có được không?
- Những hành vi bị cấm đối với người tham gia bán hàng đa cấp năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Dịch vụ cầm đồ có phải đóng thuế không”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ tư vấn kết hôn với người nước ngoài thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 313 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ của bên nhận cầm cố như sau:
Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp bạn và chủ tiệm cầm đồ không thỏa thuận về việc cho phép chủ tiện được sử dụng xe thì hành vi sử dụng xe của chủ tiệm đã vi phạm pháp luật.
Tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, hành vi trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
b) Nhận cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Theo đó, việc tiệm cầm đồ nhận cầm chiếc xe máy từ việc trộm cắp thì sẽ bị phạt từ từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Ngoài ra, còn có thể tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.
Căn cứ Điều 303 Bộ luật dân sự 2015 quy định phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau:
Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Như vậy, theo quy định trên bên nhận cầm cố chỉ có quyền bán tài sản cầm cố khi đã hết hạn cầm cố mà bên cầm cố chưa thực hiện nghĩa vụ.