Có bạn đọc gửi câu hỏi về Phòng tư vấn pháp luật Luật sư X: ” Chào luật sư… trên đường về nhà; do có việc nên tôi đã điều khiển xe chạy nhanh. Tuy nhiên, khi đang di chuyển thì bị cán bộ CSGT yêu cầu dừng phương tiện. Tốc độ mà các cán bộ nói với tôi vượt quá giới hạn tốc độ cho phép. Vậy, Đi xe vượt quá tốc độ cho phép bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?”. Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Đi xe vượt quá tốc độ là hành vi vi phạm pháp luật
Đi xe vượt quá tốc độ là khi người điều khiển phương tiện giao thông; vi phạm các quy định về tốc độ khi tham gia giao thông; của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; (ban hành trong Thông tư 91/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 và có hiệu lực từ ngày 01/3/2016).
Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ; (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư tối đa là 60 km/h trên đường đôi; có dải phân cách giữa và đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên. Với đường 2 chiều không có giải phân cách giữa và đường một chiều; có 1 làn xe cơ giới thì tốc độ tối đa cho phép là 50 km/h.
Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc)
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.
Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc.
Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.
Đi xe vượt quá tốc độ có bị giữ bằng lái xe không?
Đối với ô tô:
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;
Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng quy định tại Điểm c, khoản 11 điều 5 Nghị định 100 2019.
Đối với xe máy:
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
Ngoài ra bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng quy định tại điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Người vi phạm có thể bị xử phạt nguội; khi hành vi vượt quá tốc độ được ghi hình lại qua camera giám sát.
Đi xe vượt quá tốc độ cho phép bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
Đi xe vượt quá tốc độ với xe ô tô:
– Từ 05 – 10 km/h: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng (trước đây bị phạt từ 600.000 – 800.000 đồng);
– Từ 10 – 20 km/h: Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng (trước đây bị phạt từ 02 – 03 triệu đồng);
– Từ 20 – 35 km/h: Phạt tiền từ 06 – 08 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng (trước đây bị phạt từ 05 – 06 triệu đồng và tước Bằng từ 01 – 03 tháng);
– Trên 35 km/h: Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng (trước đây bị phạt từ 07 – 08 triệu đồng và tước Bằng từ 02 – 04 tháng). Ngoài ra, lái xe quá tốc độ gây tai nạn còn có thể bị xử lý hình sự.
Đi xe vượt quá tốc độ với xe máy
– Từ 05 – 10 km/h: Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng (trước đây bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng);
– Từ 10 – 20 km/h: Phạt tiền từ 600.000 đồng – 01 triệu đồng (trước đây bị phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng);
– Trên 20 km/h: Phạt tiền từ 04 – 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng (trước đây bị phạt từ 03 – 04 triệu đồng).
Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng
– Đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5 – 10km/h, mức xử phạt hành chính từ 400.000 – 600.000đ;
– Đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 – 20km/h, phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000đ và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 – 3 tháng
– Đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h, phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000đ và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luậtvề giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 2 – 4 tháng.
Các lưu ý để tránh bị xử phạt do đi xe vượt quá tốc độ
Theo Thông tư 31/2019, trong khu đông dân cư, các phương tiện chạy trên đường đôi có dải phân cách giữa, đường 1 chiều có 2 làn xe trở lên được đi với tốc độ tối đa là 60km/h. Tại đường 2 chiều không có dải phân cách giữa, đường 1 chiều có 1 làn xe, các phương tiện được đi với tốc độ tối đa 50km/h. Riêng xe máy và các loại xe gắn máy chỉ được đi tốc độ tối đa 40km/h trong khu đông dân cư.
Trong đó, theo quy chuẩn biển báo hiệu đường bộ 41/2019, khu đông dân cư được quy định từ biển báo R.420 – Bắt đầu khu đông dân cư đến vị trí đặt biển báo R.241 – Hết khu đông dân cư.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Đi xe vượt quá tốc độ cho phép bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Lái ô tô quá tốc độ gây tai nạn thì bị xử phạt như thế nào theo quy định
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Quá tốc độ là vượt quá giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông trên đường.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:
“ Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt; người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện; giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm”. Thời gian tạm giữ phương tiện tối đa là đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Dựa theo căn cứ như đã nêu ở trên thì trường hợp chạy quá tốc độ vẫn có thể bị giam xe theo quy định.