Xe không chính chủ là xe mà người đang sử dụng hoặc điều khiển không phải là chủ sở hữu đăng ký trên giấy tờ đăng ký xe. Theo quy định, việc xử phạt lỗi xe không chính chủ thường chỉ áp dụng trong các trường hợp mua bán, chuyển nhượng xe mà không làm thủ tục sang tên đổi chủ trong thời gian quy định, chứ không áp dụng cho trường hợp mượn xe. Tuy nhiên, trong một số tình huống đặc biệt như xe liên quan đến tai nạn giao thông hoặc các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cơ quan chức năng có thể kiểm tra và yêu cầu xuất trình các giấy tờ liên quan. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Đi xe mượn có bị phạt không chính chủ? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Đi xe mượn có bị phạt không chính chủ?
Việc mượn xe người khác để sử dụng không phải là hành vi vi phạm pháp luật, và thông thường, bạn sẽ không bị phạt lỗi xe không chính chủ nếu mượn xe. Tuy nhiên, khi điều khiển xe mượn, bạn cần mang theo đầy đủ giấy tờ của xe, bao gồm giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự, và giấy kiểm định an toàn kỹ thuật nếu cần. Bạn cũng cần có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe bạn đang điều khiển.
Lỗi xe không chính chủ là là lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.
Như vậy, khi mượn xe người thân, bạn bè,…để chạy trên đường thì sẽ không bị phạt lỗi xe không chính chủ.
Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt
9. Người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các thông tin, thông số kỹ thuật của phương tiện được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ở lần kiểm định gần nhất (bao gồm cả trường hợp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn sử dụng) hoặc được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu của cơ quan đăng kiểm phương tiện để làm căn cứ xác định hành vi vi phạm đối với cá nhân, tổ chức khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
10. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.
11. Người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các thông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn quy trình chuyển hóa kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị (không phải là phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ) do cá nhân, tổ chức cung cấp thành các chứng cứ để xác định vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
12. Trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm được ghi trong biên bản vi phạm hành chính hoặc văn bản thông báo của người có thẩm quyền xử phạt mà chủ phương tiện (xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe máy chuyên dùng) vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết, thì người có thẩm quyền xử phạt gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định.
Khi phương tiện đến kiểm định, cơ quan đăng kiểm thông báo cho người đưa phương tiện đến kiểm định biết về việc vi phạm, thực hiện kiểm định theo quy định đối với phương tiện, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có thời hạn hiệu lực là 15 ngày.
Sau khi người vi phạm đã đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định, người có thẩm quyền xử phạt phải gửi thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm biết để xóa cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định, thực hiện kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành đối với phương tiện.
13. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe (đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ), bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt (đối với phương tiện tham gia giao thông đường sắt) kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.
Như vậy, người dân chỉ bị phạt lỗi không chính chủ khi bị phát hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông hoặc thông qua công tác đăng ký xe. Còn khi CSGT dừng xe để kiểm tra giấy tờ, xử phạt lỗi giao thông thì người dân sẽ không bị kiểm tra về lỗi xe không chính chủ.
>> Xem thêm: Hồ sơ xin hợp thửa đất
Đi xe không chính chủ cần giấy tờ gì?
Việc sử dụng xe không chính chủ có thể mang lại nhiều lợi ích, giúp người dùng linh hoạt trong việc sử dụng phương tiện mà không cần phải mua xe mới, nhưng cũng đòi hỏi người sử dụng phải tuân thủ các quy định pháp luật và đảm bảo đầy đủ giấy tờ liên quan để tránh các rắc rối pháp lý. Mặc dù thuật ngữ xe không chính chủ thường được sử dụng trong ngữ cảnh pháp lý và quản lý giao thông, nhưng nó không hẳn mang ý nghĩa tiêu cực.
Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì có thể lỗi không chính chủ là việc chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mua hay được cho hay được tặng xe.
Như vậy, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP không có lỗi nào được gọi là lỗi đi xe không chính chủ mà chỉ quy định về việc xử phạt với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên theo quy định của pháp luật.
Theo quy định cụ thể tại khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định về sang tên xe chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.
Nghĩa là, nếu người điều khiển mượn xe người khác đi ra đường mà vi phạm giao thông thì không bị xử phạt với lỗi này trừ trường hợp gây tai nạn mà qua công tác điều tra, xác minh được các chủ thể đó đã có hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô thì người vi phạm sẽ bị xử phạt với lỗi này.
Như vậy, người điểu khiển xe khi CSGT kiểm tra thì các chủ thể đó sẽ cần xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ sau thì sẽ không bị xử phạt về lỗi sang tên xe dù tên trên cà vẹt và CMND/CCCD của người điều khiển khác nhau:
– CMND/CCCD của người điều khiển phương tiện.
– Giấy đăng ký xe.
– Bằng lái xe của người điều khiển phương tiện.
– Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.
– Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).
(Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008)
Trường hợp bị phạt nguội khi cho mượn xe thì ai sẽ chịu trách nhiệm?
Khi mượn xe người khác, bạn nên đảm bảo rằng mình có đầy đủ giấy tờ và sự đồng ý của chủ xe để tránh các rắc rối không cần thiết. Bạn phải tuân thủ tất cả các quy định về an toàn giao thông như bất kỳ người điều khiển xe nào khác. Trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc vi phạm giao thông, người điều khiển xe không chính chủ vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý và bồi thường theo quy định của pháp luật.
Phạt nguội là hình thức xử lý vi phạm sau khi các phương tiện đã vi phạm được một khoảng thời gian nhất định. Với hình thức phạt này, các chủ phương tiện đã vi phạm không bị xử lý ngay khi vi phạm mà hình ảnh vi phạm được ghi lại bằng hệ thống camera và gửi về cho chủ xe.
Theo quy định trên, chủ xe sẽ được gửi thông báo yêu cầu đến trụ sở của đơn vị cảnh sát giao thông để giải quyết vụ việc. Khi đó, chủ phương tiện bắt buộc với đến và có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan chức năng để xác định người trực tiếp lái xe có hành vi vi phạm.
Theo khoản 8 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong trường hợp chủ xe không hợp tác hoặc không giải trình, chứng minh được người khác đã lái xe vi phạm thì phải nộp phạt theo quy định.
Trường hợp không chứng minh được:
+ Với chủ phương tiện là cá nhân, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không chứng minh hoặc không giải trình được mình không phải là người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt theo quy định đối với hành vi phát hiện được
+ Với chủ phương tiện là tổ chức, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không giải trình để xác định được người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xủ phạt bằng 2 lần mức xử phạt quy định đối với hành vi vi pạm được phát hiện nhưng không quá mức phạt tối đa, trừ trường hợp chiếm đoạt, sử dụng trái phép.
Trường hợp chủ phương tiện có bằng chứng xác minh người vi phạm đó đã mượn phương tiện của mình vào một khoảng thời gian đó hay xuất trình được giấy tờ hợp đồng cho thuê hoặc có tài liệu chứng minh chiếc xe đó cho người khác mượn, trong thời gian sử dụng, người mượn vi phạm giao thông thì cơ quan chức năng sẽ thông báo cho người mượn, người thuê đó đến làm việc để xử lý. Nếu chứng mình được mình không vi phạm và hỗ trợ Cảnh sát giao thông xác định chính xác người vi phạm, chủ xe sẽ không phải nộp phạt.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Đi xe mượn có bị phạt không chính chủ?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
– Mức phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô:
+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu chủ xe là cá nhân.
+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 nếu chủ xe là tổ chức.
– Mức phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu chủ xe là cá nhân.
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu chủ xe là tổ chức.
Người điểu khiển xe khi CSGT kiểm tra thì các chủ thể đó sẽ cần xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ sau thì sẽ không bị xử phạt về lỗi sang tên xe dù tên trên cà vẹt và CMND/CCCD của người điều khiển khác nhau:
– CMND/CCCD của người điều khiển phương tiện.
– Giấy đăng ký xe.
– Bằng lái xe của người điều khiển phương tiện.
– Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.
– Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).