Đi xe đạp vượt đèn đỏ bị xử phạt như thế nào theo quy định? Rõ ràng đây là câu chuyện không phải xa lạ nhưng ngày càng phổ biến. Đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Vậy đi xe đạp vượt đèn đỏ bị xử phạt như thế nào theo quy định? Cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Tóm tắt vụ việc tại thành phố Hồ Chí Minh
Mới gần đây Tại thành phố Hồ Chí minh nhiều người chạy xe đạp tập thể dục đã vượt đèn đỏ, đi vào làn ôtô ở đại lộ Phạm Văn Đồng một số cá nhân đã bị xử phạt; một số bị tạm giữ xe, rạng sáng 8/11.
Từ 4h30, nhiều đoàn người chạy xe đạp thể thao lao vút vút trên đường Phạm Văn Đồng, TP Thủ Đức. Đến ngã tư, nhóm hơn chục xe vượt đèn đỏ, bị Đội CSGT Tuần tra dẫn đoàn (Phòng CSGT TP HCM) ra hiệu dừng, song một số người tháo chạy hoặc rẽ vào tuyến đường tránh.
Bị lập biên bản xử phạt, nam nhân viên văn phòng cho biết, do thấy đường trống và đang đi cùng đoàn nên “phải giữ tốc độ” chung, đành vượt đèn đỏ.
Trong nửa giờ, cảnh sát đã xử phạt gần chục người vi phạm. Một số không mang theo tiền đóng phạt tại chỗ, bị tạm giữ xe.
Đi xe đạp vượt đèn đỏ bị xử phạt như thế nào theo quy định?
Tôi thấy rằng không chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh mà đây là đặc điểm chung của cách thành phố lớn với thú vui rèn luyện sức khỏe bằng cách đạp xe nhưng lại không tuân thủ quy định giao thông, trong đó có cả thủ đô Hà Nội.
Quy định về đèn tín hiệu giao thông
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì:
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba màu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng; trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát; nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Như vậy, việc vượt đèn vàng khi đèn sắp sang đỏ cũng là hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Từ trước đến nay chúng ta vẫn thường quen với việc đi xe máy và ô tô vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt. Mà ít người biết rằng đi xe đạp mà vượt đèn đỏ cũng sẽ bị xử phạt.
Đi xe đạp vượt đèn đỏ bị xử phạt như thế nào theo quy định?
Căn cứ điểm đ Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe khi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Cũng căn cứ vào nghị định này nếu xe đạp đi vào đường cấm thì bị phạt 200.000-300.000.
So với Nghị định 46 (phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông đối với xe đạp) thì Nghị định 100 đã nâng mức phạt lên để làm tốt công tác xử phạt lỗi, từ đó hạn chế các trường hợp vi phạm.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.
Tập thể dục rèn luyện sức khỏe là điều tốt nhưng việc không chấp hành luật giao thông, thường xảy ra va quẹt, gây nguy hiểm cho bản thân và người khác thì là đã vi phạm pháp luật
Mức xử phạt lỗi không xi nhan như thế nào
Bắt đầu kể từ ngày 1/1/2020, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ; quy định về mức phạt lỗi không xi nhan đã chính thức có hiệu lực. Trong đó; đáng chú ý là mức xử phạt cho lỗi không xi nhan có những thay đổi đáng chú ý. Mức phạt này có sự tăng lên so với mức xử phạt ở nghị định cũ trước đây. Vì vậy người vi phạm cần chú ý mức xử phạt này.
Đối với người điều khiển phương tiện giao thông là xe ô tô khi chuyển làn đường mà không bật xi nhan (tín hiệu xin đường), mức xử phạt cụ thể như sau:
- Phương tiện chuyển làn đường không xi nhan sẽ bị phạt tiền từ 400 – 600 nghìn đồng.
Phương tiện chuyển hướng không xi nhan hướng rẽ; (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);thì phạt tiền từ 800-1 triệu đồng. - Phương tiện chuyển làn đường không xi nhan khi chạy đường cao tốc thì bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng; tước bằng lái từ 1 – 3 tháng.
Đối với người điều khiển phương tiện là xe máy; khi chuyển làn đường mà không bật xi nhan (tín hiệu xin đường) mức xử phạt cụ thể như sau:
- Chuyển làn đường không xi nhanh thì phạt tiền từ 100- 200 nghìn đồng.
- Chuyển hướng không xi nhanh; (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức) bị phạt tiền từ 400 – 600 nghìn đồng.
Xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về bài viết về đi xe đạp vượt đèn đỏ bị xử phạt như thế nào theo quy định? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp:
Không chỉ là xe máy mà cả xe máy điện cũng là đối tượng được xếp vào diện được kiểm soát bởi hệ thống camera phạt nguội cả tình trạng lỗi không xi nhan.
Hiện nay, hệ thống camera giám sát giao thông phục vụ cho phạt nguội đã được lắp đặt tại nhiều tỉnh; thành phố chứ không riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Do đó; người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông cũng cần hết sức lưu ý không nên; vì không có CSGT đứng đó mà ngang nhiên vi phạm luật như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều…
Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng
Các bạn có thể nộp phạt nguội qua các cách sau:
Nộp tại trụ sở công an giao thông được ghi trong thông báo nộp phạt
Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước; được ghi trong quyết định xử phạt.
Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt; nếu thuộc một trong các trường hợp được phép.
Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện )