Hiện nay, nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông. Hệ thống giao thông đường bộ ngày càng được nâng cấp đặc biệt là việc phân làn đường dành riêng cho mỗi loại phương tiện giao thông khác nhau. Những năm gần đây, ở Việt Nam xuất hiện một thuật ngữ mới đó là làn đường BRT trong hệ thống giao thông đường bộ. Vậy làn đường BRT là gì? Đi vào làn đường BRT có bị phạt nguội
Căn cứ pháp lý
Làn BRT là gì theo quy định của pháp luật?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì “Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn“.
Trên thực tế, BRT là cụm từ viết tắt của “Bus Rapid Transit”, được hiểu là Xe buýt nhanh hay xe buýt tốc hành. BRT là một loại hình giao thông công cộng phổ biến của rất nhiều nước trên thế giới, là một trong những giải pháp được đưa ra để nhằm hạn chế tình trạng tắc đường ở Hà Nội và mới được áp dụng tại Hà Nội từ năm 2017.Đây là một hệ thống Giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt chất lượng cao, nhanh chóng và tiện lợi giúp hoạt động đi lại của người dân dễ dàng hơn.
Theo Quy chuẩn 41/2019 ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe riêng biệt, đặt biển số R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h). Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy.
-Tùy loại phương tiện, nhóm phương tiện cần quy định mà bố trí hình vẽ, biểu tượng các phương tiện tương ứng và mũi tên trên biển cho phù hợp và đảm bảo mỹ quan.
– Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định). Riêng biển số R.412e “Làn đường dành cho xe buýt”, nếu vạch sơn phân làn dành cho xe buýt có dạng nét đứt, các xe khác có thể đi vào làn xe này nhưng phải ưu tiên cho xe buýt (phải nhường đường, chuyển sang làn khác để không ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt); trường hợp vạch sơn phân làn dành cho xe buýt là nét liền, các phương tiện khác không được đi vào làn đường dành cho xe buýt.
Như vậy, từ những căn cứ trên có thể hiểu, làn BRT là làn đường chuyên dụng, được sử dụng dành riêng cho xe buýt.
Đi vào làn BRT có bị phạt nguội không?
Phạt nguội” là hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân và thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử lý được ngay.
Thông thường, các phương tiện giao thông bao gồm xe máy, ôtô, xe tải,… sẽ bị phạt nguội khi vi phạm các lỗi:
- Vượt đèn đỏ
- Chạy quá tốc độ
- Đi sai làn đường, phần đường quy định
- Lạng lách, đánh võng
- Dừng đỗ xe, đón trả khách sai quy định
Theo Quy chuẩn 41 ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì làn BRT là làn đường dành riêng cho xe buýt nên chỉ trong trường hợp vạch sơn phân làn dành cho xe buýt có dạng nét đứt, các xe khác có thể đi vào làn xe này nhưng phải ưu tiên cho xe buýt (phải nhường đường, chuyển sang làn khác để không ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt); trường hợp vạch sơn phân làn dành cho xe buýt là nét liền, các phương tiện khác không được đi vào làn đường dành cho xe buýt.
Như vậy, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt nguội nếu như đi vào làn đường BRT trái với quy định.
Nộp tiền phạt nguội đi vào làn BRT ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 62/2020/TT – BCA, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 15/2022/TT-BCA thì khi xác định có hành vi vi phạm giao thông nhưng không dừng được phương tiện giao thông để xử lý ngay tại thời điểm vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan công an nơi phát hiện vi phạm sẽ tiến hành việc xác định thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện… có liên quan đến vi phạm thông qua cơ quan đăng ký xe và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trường hợp chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm không cư trú, đóng trụ sở tại địa bàn cấp huyện nơi cơ quan công an đã phát hiện vi phạm hành chính, kết quả thu thập được bằng phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ sẽ chuyển về nơi cư trú của người vi phạm để xử lý.
Nếu xác định vi phạm đó thuộc thẩm quyền xử phạt của trưởng công an cấp xã thì chuyển kết quả “phạt nguội” đến công an cấp xã nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm cư trú, đóng trụ sở để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm.
Theo đó thì người vi phạm có thể nộp tiền phạt nguội trực tiếp tại công an cấp xã.
Đi vào làn BRT bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Quy chuẩn 41 ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT Theo quy định thì các phương tiện khác không được đi vào làn đường dành cho xe buýt, trừ một số trường hợp khác được pháp luật quy định. Do vậy trường hợp có hành vi vi phạm thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đối với phương tiện vi phạm là xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
Theo quy định tại điểm đ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe thực hiện hành vi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Đối với phương tiện vi phạm là xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
Theo quy định tại điểm g Khoản Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Đối với phương tiện vi phạm là máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe):
Theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng khi thực hiện hành vi vi phạm không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều)
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
Lưu ý: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Đi vào làn BRT có bị phạt nguội”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, dịch vụ công chứng tại nhà, hồ sơ xin trích lục bản đồ địa chính, trích lục bổ sung hộ tịch, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- Lỗi đi vào làn thu phí không dừng phạt bao nhiêu tiền?
- Xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân lần thứ 2 được không
- Xử lý hành vi tạo và lan truyền tin giả như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Bên cạnh Thông báo của các đơn vị CSGT, người dân có thể chủ động tra cứu xem phương tiện của mình có từng bị phạt nguội hay không thông qua Trang Thông tin điện tử của Phòng CSGT Công an các tỉnh thành phố hoặc Cổng Thông tin điện tử của Công an các tỉnh, thành phố hoặc của Cục CSGT (địa chỉ: http://www.csgt.vn).
Sau đó, chọn mục “Tra cứu”, tiếp theo chọn “thông tin tra cứu lỗi vi phạm giao thông qua hình ảnh”.
Tại đây người dân chỉ cần điền chính xác thông tin biển số xe cần tìm vào ô bên dưới. Khi nhập thông tin tìm kiếm, người dân phải đánh máy chính xác chữ, số và ký tự đặc biệt kể cả dấu (,), (-).
Trong trường hợp, phương tiện đó không có vi phạm, hệ thống sẽ hiển thị thông tin trên Cổng, Trang
Thông tin điện tử là “Chúc mừng. Không tìm thấy lỗi vi phạm của bạn. Mong bạn tiếp tục tuân thủ Luật Giao thông đường bộ và lái xe an toàn”. Trong trường hợp, phương tiện đó có vi phạm thì hệ thống sẽ hiển thị thông tin trên Trang Thông tin điện tử là số lần vi phạm của phương tiện.
Về quy trình “Phạt nguội”, hiện nay Phòng CSGT ĐB-ĐS đang thực hiện theo quy trình gồm 6 bước:
Bước 1: Thu thập hình ảnh vi phạm (từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc từ tổ chức, cá nhân cung cấp…)
Bước 2: Trích xuất hình ảnh.
Bước 3: Lập hồ sơ vi phạm, in thông báo.
Bước 4: Phát hành thông báo cho chủ phương tiện.
Bước 5: Phối hợp với chủ phương tiện giải quyết vụ việc vi phạm
Bước 6: Cập nhật kết quả xử lý và kết thúc hồ sơ