Xin chào Luật sư X, tôi rất băn khoăn người đi tù oan nhiều năm có được bồi thường không? Mức bồi thường như thế nào? Người đi tù oan đã mất thì có được bồi thường không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc liên quan đến “Đi tù oan có được bồi thường không?” cũng như nắm bắt những vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Đi tù oan có được bồi thường không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tinh thần do người thi hành công vụ gây ra sẽ được Nhà nước bồi thường thiệt hại nếu có đủ các căn cứ sau đây:
“a) Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này;
c) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại”.
Như vậy, nếu có đủ các căn cứ trên đây, Nhà nước sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người đi tù oan.
Đi tù oan được bồi thường như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế đã phát sinh, các khoản lãi quy định tại điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này và chi phí khác quy định tại Điều 28 như sau:
– Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 23)
– Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (Điều 24)
– Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết (Điều 25)
– Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm (Điều 26)
– Thiệt hại về tinh thần (Điều 27)
– Ngoài ra, còn được bồi thường các chi phí khác như: chi phí thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu, gửi đơn thư trong quá trình khiếu nại, tố cáo; chi phí thuê người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại; chi phí đi lại để thăm gặp của thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù trong tố tụng hình sự (Điều 28).
Ngoài các thiệt hại được bồi thường trên, người bị thiệt hại là cá nhân còn được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp tại khoản 1 Điều 29 bao gồm:
“a) Khôi phục chức vụ (nếu có), việc làm và các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Khôi phục quyền học tập;
c) Khôi phục tư cách thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp”.
Bên cạnh đó, người bị thiệt hại còn được trả lại tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu trái pháp luật (Điều 30) và được phục hồi danh dự (Điều 31).
Người đi tù oan đã mất được bồi thường như thế nào?
Người đi tù oan đã mất vẫn được bồi thường thiệt hại , cụ thể như sau:
Thiệt hại về vật chất (Điều 25):
“1. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại trước khi chết.
2. Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại trước khi chết được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án.
3. Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh trước khi chết được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.
4. Chi phí cho việc mai táng người bị thiệt hại chết được xác định theo mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Thiệt hại về tinh thần (khoản 4 Điều 27): “Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết được xác định là 360 tháng lương cơ sở“.
Khi người bị oan đã chết thì người thực hiện quyền yêu cầu bồi thường là người thừa kế của người chết.
Bên cạnh đó, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải thực hiện việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai theo quy định tại Điều 59 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.
Như vậy, người đi tù oan đã chết vẫn sẽ được bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần theo quy định trên đây.
Nhà nước không bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 32 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, Nhà nước không bồi thường thiệt hại trong các trường hợp:
“1. Nhà nước không bồi thường các thiệt hại sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép;
c) Thiệt hại xảy ra trong hoàn cảnh người thi hành công vụ muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 23 của Luật này”.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đi tù oan có được bồi thường không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Điều kiện đăng ký hết hôn, điều kiện thay đổi căn cước công dân, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi, hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Nguyên tắc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam?
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là bao lâu?
- Giấy phép xây dựng có thời hạn có được bồi thường không?
Câu hỏi thường gặp
Khoản 2 Điều 32 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 quy định như sau:
a) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp người bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự;
b) Thiệt hại xảy ra do người bị thiệt hại khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng sai sự thật để nhận tội thay cho người khác hoặc để che giấu tội phạm;
c) Thiệt hại xảy ra do người có hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu rõ ràng cấu thành tội phạm, bị khởi tố, truy tố trong vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng vụ án đã được đình chỉ do người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố;
d) Thiệt hại xảy ra do người bị khởi tố, truy tố, xét xử đúng với các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm khởi tố, truy tố, xét xử nhưng tại thời điểm ra bản án, quyết định thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và có hiệu lực sau ngày khởi tố, truy tố, xét xử”.
Theo quy định tại Điều 26 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, thiệt hại này được bồi thường như sau:
“1. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại.
2. Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án.
3. Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.
4. Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
a) Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại;
b) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng cư trú cho mỗi tháng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Điều 31 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 quy định:
“1. Người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật, người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trái pháp luật thì được phục hồi danh dự.
2. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chủ động thực hiện việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Việc phục hồi danh dự được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương V của Luật này“.