Đi ngược chiều khi tham gia giao thông là một trong những hành vi bị cấm bởi pháp luật. Hành vi này, gây lên nhiều tiềm ẩn về rủi ro cho những; người tham gia giao thông cũng như những người xung quanh. Đã có không ít những vụ tai nạn giao thông mà trong đó; lỗi đi ngược chiều chiếm một phần không nhỏ. Câu hỏi đặt ra, trong trường hợp đi ngược chiều khi tham gia giao thông, gây tai nạn cho người khác bị xử lý thế nào ? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu quy định qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quy tắc khi tham gia giao thông
Căn cứ vào Điều 9 Luật giao thông đường bộ 2008; quy định về các quy tắc chung khi tham gia giao thông cụ thể như sau:
- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình; đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước; trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
- Theo đó các phương tiện khi tham gia giao thông cần phải tuân thủ làn đường; tốc độ, phần đường và các hệ thống biển báo đường bộ và đặc biệt là phải tuân thủ theo nguyên tắc chiều đi của mình.
Theo đó, hành vi đi ngược chiều là hành vi đã vi phạm các quy tắc về giao thông. Trong trường hợp đi ngược chiều gây tai nạn cho người khác thì tuy theo mức độ của hành vi; sẽ có những mức xử phạt, và các chế tài khác nhau.
Đi ngược chiều gây tai nạn cho người khác bị xử lý thế nào ?
Đi ngược chiều gây tai nạn giao thông cho người khác; tùy theo mức độ thiệt hại mà hành vi này có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định; cụ thể như sau:
Xử phạt hành chính
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy đi ngược chiều hoặc xe gắn máy; thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều; đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên ;đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Đối với ô tô thì mức xử phạt có thể lên đến 3.000.000- 5.000.000 đồng.
Ngoài ra; đối với trường hợp này; người tham gia giao thông trong trường hợp này; người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe; từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định tại điều b khoản 10 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Có thể bạn quan tâm
Truy cứu trách nhiệm hình sự khi đi ngược chiều gây tai nạn cho người khác
Trường hợp đi ngược chiều, gây tai nạn cho người khác, ngoài việc bị xử lý vi phạm hành chính; nếu mức độ tổn thương cho người khác là lớn hoặc gây tử vong cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 270 Bộ Luật hình sự 2015 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
…
Trong trường hợp nặng nhất, người đi ngược chiều, gây tai nạn giao thông; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án từ 7- 15 năm tù.
Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do đi ngược chiều gây tai nạn
Ngoài việc phải chịu các trách nhiệm về hành chính và hình sự thì; trong trường hợp có thiệt hại về người và tài sản thì; người đi ngược chiều gây tai nạn giao thông còn phải tiến hành bồi thường thiệt hại.
Tại điều 601 Bộ Luật dân sự quy định về việc bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu; sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Theo đó, mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp này còn tùy theo mức thiệt hại do hành vi gây ra. Tuy nhiên, thì người bị thiệt hại cũng có nghĩa vụ chứng minh các thiệt hại do hành vi này gây ra.
Đối với thiệt hại về sức khỏe thì mức bồi thường thiệt hại được xác định như sau:
- Chi phí cho việc cứu chữa, hồi phục sức khỏe
- Thu nhập thực tế bị mất, giảm sút do hành vi gây ra
- Chi phí do thu nhập bị mất của người chăm sóc, các chi phí khác nếu có.
Chi phí đối với tài sản bị thiệt hại được xác định như sau:
- Tài sản bị mất, hủy hoại hoặc hư hỏng
- Lợi ích bị mất do việc khai thác tài sản
- Chi phí ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại, các chi phí khác nếu có
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Đi ngược chiều gây tai nạn cho người khác bị xử lý thế nào
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Đi ngược chiều gây tai nạn cho người khác bị xử lý thế nào ?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Viện phí của nạn nhân bị tai nạn do tài xế lái xe khi say xỉn gây ra được người tài xế gây tai nạn trả và được coi là một phần trong chi phí bồi thường thiệt hại với trách nhiệm chi trả chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
Nếu chỉ gây hậu quả chết người nhưng chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ thì sẽ không bị xử lý trách nhiệm hình sự, người gây ra tai nạn chỉ phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn.
Người tham gia giao thông phải chịu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau:
– Không chấp hành quy định về an toàn giao thông
– Gây ra hậu quả chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Bộ luật Hình sự.