“Xin chào luật sư. Người yêu em tham gia nghĩa vụ quân sự thì bao lâu được vào thăm? Khi đi thăm em cần chuẩn bị giấy tờ gì? Theo quy định hiện nay đi nghĩa vụ quân sự bao lâu được vào thăm? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Em xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Đi nghĩa vụ quân sự bao lâu được vào thăm?
Trong khoảng thời gian 03 tháng đầu khi mới tham gia vào quân ngũ, các tân binh sẽ có thời gian tham gia việc huấn luyện, làm quen với môi trường, phong cách sinh hoạt, ăn uống,… của môi trường quân đội. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian 03 tháng này các tân binh sẽ không được sử dụng điện thoại, một số đơn vị cũng hạn chế việc thăm người thân. Song, vào các chủ nhật thì người tham gia nghĩa vụ quân sự vẫn có thời gian để được gặp người thân.
Sau khi kết thúc 03 tháng tân binh này, các bạn sẽ có được mang hàm binh nhì nên việc thăm gặp sẽ thoải mái hơn, có thể diễn ra vào khoảng thứ 7 hoặc chủ nhật. Tùy vào từng đơn vị đóng quân sẽ có quy định khác nhau về thời gian người nhà vào thăm nuôi đối với binh sĩ phục vụ tại ngũ. Tuy thời gian thăm gặp trong ngày thường không hạn chế nhưng thông thường thăm muộn nhất là trước 21h30 tối. Một số vi phạm quy chế đơn vị phải trực hoặc bị xử lý kỷ luật thì binh sĩ phục vụ tại ngũ không có thời gian để thăm gặp người thân bạn bè vào thăm hoặc một số đợt tập trung huấn luyện, vào rừng, tăng gia sản xuất… thì việc thăm gặp sẽ ít thời gian hơn so với thông thường.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp bị cấm trại (do dịch bệnh hay kỷ luật và những lý do khác…) thì người thân sẽ không lên thăm được.
Đi thăm nghĩa vụ quân sự cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Tùy theo quy định tại nơi đóng quân mà người thân, anh em, bạn bè,… được bố trí đến thăm hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ vào
ngày cuối tuần, tức là chủ nhật. Thời gian thăm hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ này thường rất thoải mái, nhưng thông thường sẽ kết thúc muộn nhất là 21h30′ trong này. Quy định đi thăm người thân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng rất đơn giản. Khi đến cổng chính của đơn vị hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ, bạn cần xuất trình giấy tờ tùy thân và kê khai thông tin vào phiếu tiếp nhận thông tin của các chiến sỹ với vệ binh gác cổng tùy vào địa điểm của doanh trại quân nhân Thông tin cá nhân và mối quan hệ với những người bạn muốn thăm? Sau khi nhập các thông tin cần thiết, các chiến sĩ sẽ hướng dẫn bạn đến địa điểm người thân của bạn đang thực hiện nhiệm vụ.
Như đã nêu trên về thủ tục thăm gặp, người nhà đến thăm sẽ phải xuất trình chứng minh nhân dân nên khi đi bạn muốn đi thăm người thân đang tham gia nghĩa vụ thì nên mang theo chứng minh nhân dân. Bên cạnh đó, có thể mang theo các lương thực thực phẩm hoặc những thứ họ cần cho người nhà, bạn bè trong quân ngũ.
Chế độ nghỉ phép của đối tượng tham gia nghĩa vụ quân sự quy định như thế nào?
Khoản 1 và khoản 4 Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ. Cụ thể như sau:
- Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
- Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
Như vậy, đối chiếu quy định nêu trên cho thấy trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ đã nhập ngũ được thời gian đủ 12 tháng, thì có quyền xin nghỉ phép từ tháng thứ 13 trở đi. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, số ngày được nghỉ phép do sự phê duyệt của đơn vị chủ quản quy định.
Có thể bạn quan tâm
- Quy trình tham gia nghĩa vụ quân sự
- Điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự mới nhất
- Đi nghĩa vụ quân sự làm những gì theo QĐ 2022?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đi nghĩa vụ quân sự bao lâu được vào thăm?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến trích lục hộ khẩu; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Sau khi hoàn thành đợt khóa huấn luyện, người tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ được xuất ngũ. Những quyền lợi mà người tham gia nghĩa vụ quân sự được hưởng cụ thể như sau:
– Hưởng trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở
– Hưởng thêm trợ cấp nếu phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng
– Hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng lương cơ sở
– Hưởng tiền bảo hiểm xã hội một lần
Theo Điều 59 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về xử lý vi phạm trong thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
– Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu mà vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ theo Điều 10 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì không hề cấm mang điện thoại, đồng hồ hay máy tính. Nhưng nhằm đảm bảo cho tính bí mật của hoạt động quân sự thì tân binh sẽ không được sử dụng điện thoại di động. Nhưng bạn hãy mang theo để chế độ và gửi cho đơn vị quản lý mình. Đến khi cuối tuần dùng để liên lạc với gia đình, lap top cũng tương tự như vậy.