Có nhiều người thắc mắc rằng khi đi nghĩa vụ công an rồi thì có phải đi nghĩa vụ quân sự nữa không. Để giúp giải đáp thắc mắc và tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này. Bài viết dưới đây của Luật sư X chúng tôi về Đi nghĩa vụ công an có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Mong quý bạn đọc quan tâm, đón đọc.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Đi nghĩa vụ công an có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định như sau:
3. Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
Như vậy có thể thấy đi nghĩa vụ công an thì đã được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự. Điều này khẳng định sau khi đi nghĩa vụ công an thì không phải đi nghĩa vụ quân sự nữa.
Những trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự
Theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015; quy định về những trường hợp được miễn gọi nhập ngũ như sau:
– Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
– Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
– Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
– Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên….
Trốn nghĩa vụ quân sự bị xử lý như thế nào?
Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 có quy định:
“1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.”
Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu. Đây là hành vi bị cấm theo Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015: “Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.”
Theo đó, Khoản 1 Điều 59 có quy định:
“1.Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Bị xử phạt hành chính
Theo quy định tại các Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP và Thông tư 95/2014/TT-BQP:
– Hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự bị phạt cảnh cáo.
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp được áp dụng hình thức cảnh cáo.
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
– Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
Bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
Người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.
Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017; về tội Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Các trường hợp được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự
- Điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự mới nhất
- Trượt đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Đi nghĩa vụ công an có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nghĩa vụ công an là việc công dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân. Việc thực hiện nghĩa vụ công an được quy định tại điều 8 Luật Công an nhân dân 2018.
– Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự;
– Bản khai lý lịch cá nhân theo có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi công dân cư trú hoặc xác nhận của chính cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công dân công tác, học tập;
– Bản sao Giấy khai sinh; bản sao các văn bằng, chứng chỉ thể hiện trình độ học vấn (bản sao có thể là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao, bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu thông tin);
– Giấy chứng nhận đang là đoàn viên hoặc đảng viên (nếu có);