Nghĩa vụ quân sự là một trong nghĩa vụ bắt buộc đối với thanh niên Việt Nam. Khi đi nghĩa vụ quân sự có một số quy tắc bắt buộc quân nhân phải tuân thủ. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết đi nghĩa vụ có được dùng điện thoại không nhé!
Đi nghĩa vụ có được dùng điện thoại không?
Đi nghĩa vụ quân sự được phép sử dụng điện thoại để gọi về cho gia đình, gọi điện cho người khác trong khoảng thời gian cho phép (thường là cuối tuần). Không được sử dụng điện thoại tự do để lên mạng xã hội, nghe nhạc… (Những ngày cuối tuần thì có thể được dùng điện thoại, laptop, … tùy quy định của từng nơi)
Trong 3 tháng tân binh thì các binh sĩ sẽ không được sử dụng điện thoại.
Trong 3 tháng tân binh, các binh sĩ, hạ sĩ quan sẽ chủ yếu học bắn súng AK, ném lựu đạn, đánh thuốc nổ để cuối kỳ kiểm tra Tân binh, gọi là kiểm tra 3 tiếng nổ. Bên cạnh đó còn học đi điều lệnh, điều lệ, đi nghiêm; học 10 lời thề danh dự của Quân nhân; học chính trị dành cho Tân binh.
Đi nghĩa vụ có được sử dụng điện thoại không?
Theo điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:
- Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
- Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.
- Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.
Căn cứ theo quy định nêu trên của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không có quy định nào cấm công dân khi tham gia nghĩa vụ quân sự mang theo điện thoại di động. Tuy nhiên khi tham gia nghĩa vụ quân sự, các quân nhân phải tuân thủ các quy định chung của từng đơn vị mình phục vụ, và hiện nay để đảm bảo kỷ luật và bí mật thông tin thì phần lớn các đơn vị đã hạn chế việc sử dựng điện thoại trong các giờ chấp hành quân lệnh, hoặc việc sử dụng điện thoại làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ được giao, có thể hạn chế hoàn toàn việc sử dụng điện thoại. Các binh sĩ liên lạc có thể liên lạc người nhà, bạn bè qua điện thoại của đơn vị, đồng thời gia đình quân nhân có thể trực tiếp thăm gặp tại nơi đóng quân.
Như vậy, công dân khi đi nhập ngũ vẫn được mang theo điện thoại, tuy nhiên khi vào sẽ phải gửi, khi đang học tập, huấn luyện sẽ không được dùng, chỉ được dùng trong những thời gian quy định.
Đi nghĩa vụ quân sự có được về phép không?
Đi nghĩa vụ quân sự vẫn được về phép theo quy định tại Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP, cụ thể:
Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành
Như vậy, từ tháng thứ 13 trở đi hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ được hưởng chế độ phép; trước đó thì không được.
Đi nghĩa vụ quân sự cần chuẩn bị những gì?
Các vật dụng cá nhân mà tân binh nên chuẩn bị:
- Bút Xóa (Để đánh dấu quần áo)
- Bàn chải đánh răng (Không cần mang kem đánh răng)
- Dầu gió, gel salonpas, vỉ panadol. (Luyện tập, huấn luyện nhiều cơ thể mệt mỏi đau nhức, rất cần )
- Kim chỉ
- Đồ bấm móng tay (Loại không có dao móc khóe có mũi nhọn )
- Dao cạo râu tiện dụng
- Bàn chải giặt đồ
- Vtamin C viên sủi (Rất quan trọng, lưu ý là hạn chế uống nhiều, không uống vào ban đêm, hại thận, chỉ dùng khi huấn luyện cường độ cao, cơ thể quá đuối.)
- Radio nhỏ hoặc máy mp3 (Dùng để giải trí)
- Thuốc Tiêu Chảy
- Băng vệ sinh (Dùng lót đế dày đi hành quân cho khỏi bị rộp vì đi hành quân nhiều dễ khiến chân bị đau, ra mồ hôi, lính bộ hay hành quân nhiều thì cần, còn các binh chủng khác không cần thiết lắm)
Lưu ý: Chưa tính đồ cá nhân thì khi được cấp phát đầy đủ quân tư trang, bạn đã phải vác trên vai balo hơn 13kg, vì vậy không nên đem theo các loại đồ ăn bánh kẹo, vật dụng quá cồng kềnh, tránh phải mang quá nặng.
Tiện lợi nhất là tân binh nên mang theo tiền mặt, để khi cần có thể mua sắm các vật dụng cần thiết. Mặc dù có phụ cấp nhưng thường mọi người thường tiêu vượt quá số tiền được trợ cấp.
Một điều quan trọng khác mà các tân binh nên chuẩn bị là tâm lý. Những ngày tháng đầu tiên trong môi trường quân đội, không còn được tự do theo ý mình, phải sống và rèn luyện theo kỷ luật thép của quân đội, do chưa quen nên cơ thể lúc nào cũng trong tình trạng quá tải, kéo theo tinh thần lúc nào cũng ủ rủ chán nản tiêu cực.
Có thể bạn quan tâm
- Nam chuyển giới có bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự không?
- Cận bao nhiêu độ được miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đi nghĩa vụ có được dùng điện thoại không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 14. Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự
Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
Dựa vào hai quy định này thì có thể thấy công dân nam chuyển giới không thuộc đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự; hoặc không được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Tuy nhiên, tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 còn có quy định như sau:
“Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.“
Như vậy, theo quy định này thì sau khi thực hiện chuyển đổi giới tính; người chuyển đổi có nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch tức thay đổi giới tính của mình trên các giấy tờ, sổ sách. Vì vậy, nam sau khi chuyển giới đã được pháp luật nước ta thừa nhận là có giới tính nữ; nên việc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với họ chỉ thực hiện trên tình thần tự nguyện.
Nghĩa vụ quân sự hay còn gọi là quân dịch là một nghĩa vụ bắt buộc của công dân. Ở những nước có quy định việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc, công dân được yêu cầu phải gia nhập quân đội trong một thời gian nhất định, bất chấp việc những người này có mong muốn phục vụ trong quân đội hay không.