Tục “đốt vàng mã” từ lâu đã trở thành thói quen sinh hoạt tín ngưỡng của nhiều nước. Nhất là các nước phương Đông trong đó có Việt Nam. Cứ mỗi dịp Rằm tháng Bảy – Lễ Vu lan về mọi người lại cùng nhau hướng về việc báo hiếu với những người đã khuất. Tục đốt vàng mã được xem như một hành vi “nhất thiết phải có” trong mỗi dịp lễ này. Tuy nhiên, trong thời điểm dịch, người dân chỉ được đi mua những đồ thiết yếu. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Đi mua vàng mã cúng rằm có vi phạm theo chỉ thị 16 không?. Làm thế nào để cúng rằm vừa có hiệu quả vừa tuân thủ pháp luật phòng chống dịch?. Mời quý bạn đọc hãy cùng Luật sư X đi tìm lời giải đáp nhé!.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tục đốt vàng mã là gì?
Tập tục đốt vàng mã là một nghi thức gắn với đời sống tín ngưỡng tâm linh của người dân. Ý nghĩa nguyên thủy là thể hiện yêu thương hiếu nghĩa với người đã khuất. Vào thế kỷ III-IV tục đốt vàng mã đã hình thành ở phương Đông. Hoạt động trở nên phổ ở thế kỷ thứ V và thứ VII. Tùy theo quan niệm gửi người sang thế giới bên kia thì họ làm mang tính biểu trưng. Vàng mã mang trong mình các yếu tố: tín ngưỡng, mê tín.
Các cụ cũng có câu “lễ bạc tâm thành” đại ý đốt vàng mã là để con cháu nhớ đến tổ tiên. Họ thể hiện mong muốn tổ tiên có được cuộc sống an lành ở thế giới bên kia. Đồng thời cầu mong và cũng là báo cho tổ tiên biết là con cháu sống yên ổn, ăn nên làm ra. Nhưng bây giờ ý nghĩa tốt đẹp đó đã nhường chỗ cho sự mê tín. Cho rằng càng đốt nhiều càng được nhiều tài lộc. Mọi người ganh đua nhau để đốt, “con gà tức nhau tiếng gáy”, nhà giàu có, nhà khó cũng cố theo. Hậu quả là tục đốt vàng mã gây ra nhiều ảnh xấu đến suy nghĩ và môi trường Nhiều khi người ta quan niệm lễ vàng mã nhà mình phải to hơn nhà khác, nhưng tâm chưa chắc đã thành.
Vì vậy, hoạt động người dân đi mua vàng mã vào như mấy hôm nay là điều dễ hiểu. Nhiều người sống theo tín ngưỡng thì cho rằng “tôi đi mua vàng mã thì chả có gì sai cả”. “Chúng tôi có quyền đi mua vàng mã”. Tuy nhiên pháp luật có thừa nhận đây là mặt hàng thiết yếu không?. Để tìm câu trả lời, rước hết hãy cùng Luật sư X trả lời câu hỏi “Hàng hóa dịch vụ thiết yếu là gì?” nhé.
Hàng hóa dịch vụ thiết yếu là gì?
Căn cứ chỉ thị số 16/CT-TTg thì người dân được phép ra khỏi nhà khi:
- Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;
- Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…
- Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 văn bản này
Về cơ bản chỉ thị quy định chung chung các mặt hàng cần thiết. Quy định thế nào là các trường hợp thực sự cần thiết về dịch vụ thiết yếu? là chưa rõ ràng. Để biết rõ hơn cần tham khảo tại Điều 4 của Luật giá năm 2012. Theo đó luật quy định như sau:
Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được hiểu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh. Bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.
Mặc dù các quy định luật là như vậy, những nhìn chung vẫn chưa giải quyết được vấn đề. Sản phẩm như nào thì được coi là đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người?. Đi mua vàng mã cúng rằm có phải mua hàng thiết yếu?.
Vàng mã có phải mặt hàng thiết yếu theo chỉ thị số 16 không?
Thế nào là nhu cầu cơ bản của con người?
Đầu tiên, bạn cần hiểu được thế nào là nhu cầu cơ bản của con người. Hiểu nôm na thì đó là nhu cầu tối thiểu để cá thể duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Chúng ta có thể hình dung rõ hơn thông qua Thang nhu cầu Maslow. Về cơ bản nhu cầu thiết yếu gồm có các nhu cầu như: sinh lý, an toàn, xã hội, được quý trọng, được thể hiện cái tôi. Những nhu cầu này đều cần thiết cho việc con người tồn tại.
Tổng quan mà nói mọi người cần ăn, cần thở, sống an toàn,.. đó mới thực sự là những nhu cầu cơ bản nhất. Con người cần được đáp ứng nhu cầu cơ bản để tiếp tục tồn tại. Vậy đốt vàng mã, mua vàng mã có phải là hoạt động cần thiết không? Đó có phải mặt hàng thiết
Vàng mã có phải mặt hàng thiết yếu không?
Như đã phân tích về tục đốt vàng mã ở trên. Chúng ta có thể thấy rằng đây là một hoạt động tín ngưỡng, nó có thể có hoặc không có. Do đó, vàng mã không phải là mặt hàng thiết yếu.
Không chỉ vậy, với tình hình dịch bệnh như hiện nay. Càng hạn chế ra đường thì càng tốt, tránh để dịch lây lan. Đồng thời mọi người khi thực hiện lễ cúng rằm vào những ngày này cần chú ý hạn chế tập trung đông người. Tốt hơn hết là tổ chức đơn giản. Lễ cúng rằm không quan trọng ở tiền lễ bao nhiêu? Mâm cúng có to không?. Mà trên cả là tấm lòng thành của mỗi người.
Đi mua vàng mã cúng rằm có thể bị xử phạt như thế nào?
Vàng mã cuối cùng cũng không phải mặt hàng thiết yếu. Vậy nên không thể nói đây là lý do chính đáng để ra ngoài đường.
Căn cứ Điều 12 Nghị định 117/2020, người dân ra đường không có lý do chính đáng sẽ bị phạt từ 1 – 3 triệu đồng do “không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế”. Ngoài ra, việc không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách 2 m nơi công cộng cũng sẽ bị xử phạt 1 – 3 triệu đồng do vi phạm điều khoản trên.
Rõ ràng bạn cần xem xét có nên bỏ ra khoảng 2-3 triệu tiền phạt để mua tiền vàng không nhé?. Thực tế có rất nhiều vụ xử phạt ra ngoài không vì lý do chính đáng. Ví dụ như câu chuyện hai cô gái bị phạt 4 triệu vì ra ngoài mua điện thoại chẳng hạn
Lời khuyên: Bạn có thể đặt ship tiền vàng sau đó ra nhận hàng thì hoàn toàn được nhé 🙂
Xem thêm:
- Bao cao su có phải mặt hàng thiết yếu theo Chỉ thị số 16 không?
- Ra đường không vì nhu cầu thiết yếu bị phạt bao nhiêu tiền?
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về: “Đi mua vàng mã cúng rằm có vi phạm theo chỉ thị 16 không?”. Mọi mắc cần tư vấn thêm liên hệ với chúng tôi qua số hotline : 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Nếu bạn chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa thực hiện không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối. Kết quả là gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên. Do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh.
Thì mức phạt cao nhất phải chịu có thể lên tới 12 năm tù. Bạn còn có thể bị phạt tiền bổ sung từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đây là một nhu cầu về tinh thần. Khi con người mong muốn được gắn bó với tổ chức; hay một phần trong tổ chức nào đó; hay mong muốn về tình cảm thì ấy chính là nhu cầu xã hội. Đó là mối quan hệ trong gia đình, trường lớp, công ty, bạn bè hay một cộng đồng.
Điều Từ ngày 28/9/2020, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng khi có yêu cầu để phòng dịch; có thể bị phạt tới 03 triệu đồng