Trong xã hội hiện đại như hiện nay, bên cạnh những vấn đề như xác nhận độc thân; hay việc xác định tình trạng độc thân,… Thì khi Bộ Luật Lao động 2019 có hiệu lực, quyền lợi của người lao động được đề cập đến nhiều hơn; thì có rất nhiều nhân viên, người lao động quan tâm. Một trong các ván đề đó là nếu đi làm vào ngày nghỉ thứ 7 chủ nhật được trả lương thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Bộ luật Lao động năm 2019
Nội dung tư vấn
Người sử dụng lao động là gì?
Người sử dụng lao động là một bên chủ thể của quan hệ pháp luật lao động, gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan tổ chức nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, các cá nhân và hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng người lao động.
Hiểu nôm na ở đây là người sếp trong công ty của bạn.
Người lao động là gì?
Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên;
Có khả năng lao động;
Làm việc theo hợp đồng lao động;
Được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Tức là bạn đi làm công ăn lương. Là nhân viên trong công ty.
Vậy đi làm vào ngày nghỉ thứ 7 chủ nhật được trả lương thế nào?
Có bắt buộc phải sắp xếp nghỉ hằng tuần vào thứ 7, chủ nhật hay không?
Có bắt buộc phải sắp xếp nghỉ hằng tuần vào thứ 7, chủ nhật hay không?
Thực ra, những người sếp không bắt buộc bạn phải nghỉ vào thứ 7 hay chủ nhật. Mà việc nghỉ này sẽ do sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Theo đó, người lao động sẽ được bố trí thời gian nghỉ hằng tuần để nghỉ ngơi. Theo quy định, về nghỉ hằng tuần tại Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019; mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.
Song, nếu trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần; thì người sử dụng lao động vẫn phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ ít nhất 04 ngày/tháng.
Do vậy, tùy từng doanh nghiệp và đặc thù công việc; mà người lao động thường được nghỉ từ 01 – 02 ngày/tuần; tương đương khoảng 04 – 08 ngày/tháng. như vậy, đi làm vào ngày nghỉ thứ 7 chủ nhật được trả lương thế nào?
Bố trí ngày nghỉ hằng tuần như thế nào?
Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
Như vậy, người sếp của bạn hoàn toàn có quyền quyết định lịch nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật; hoặc ngày nào đó khác trong tuần. Nội dung này bắt buộc phải ghi nhận trong nội quy lao động.
Theo đó, không bắt buộc phải cho người lao động nghỉ hằng tuần vào ngày thứ 7, Chủ nhật; mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể bố trí các ngày khác trong tuần để cho người lao động nghỉ theo quy định.
Đi làm ngày nghỉ thứ 7, Chủ nhật được tính lương thế nào?
Thực tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp thường chọn thực hiện theo chế độ nghỉ Chủ nhật hoặc nghỉ cả thứ 7 và Chủ nhật. Như vậy, nếu ngày đáng ra bạn được nghỉ nhưng vẫn phải đi làm thì bạn sẽ được tính theo lương làm thêm giờ. Vậy Đi làm vào ngày nghỉ thứ 7 chủ nhật được trả lương thế nào? Do đó, nếu lịch nghỉ hằng tuần vào thứ Bảy, Chủ nhật; mà người lao động vẫn đi làm vào những ngày này thì sẽ được hưởng lương như sau:
Cách tính lương nếu thứ bảy, chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần
- Tiền lương làm việc ban ngày = 200% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
- Tiền lương làm việc ban đêm = 270% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
Cách tính lương ngày thứ 7, Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần trùng ngày nghỉ lễ, Tết
Căn cứ theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP; người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, Tết trùng ngày nghỉ hằng tuần; thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết. Do đó, nếu đi làm vào ngày nghỉ thứ 7, Chủ nhật mà trùng nghỉ lễ, người lao động sẽ được trả theo lương làm thêm vào ngày lễ.
Người lao động được hưởng lương như sau:
- Tiền lương làm ban ngày = 300% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm
(Nếu tính cả tiền lương ngày lễ, người lao động được hưởng ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường)
- Tiền lương làm việc ban đêm = 390% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm
(Nếu tính cả tiền lương ngày lễ, người lao động được hưởng ít nhất 490% lương của ngày làm việc bình thường)
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Người lao động hoàn toàn có quyền làm thêm ngoài giờ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên; việc này phải phù hợp với các điều khoản đối với hợp đồng đã giao kết ở công việc chính. Nếu người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận với nhau về vấn đề không được làm việc nào khác ngoài công việc chính thì người lao động phải tuân thủ theo.
Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định; công ty chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động khi:
– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
– Người lao động không đủ sức khỏe để thực hiện công việc;
– Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc cắt giảm nhân sự;
– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu;
– Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày liên tục trở lên;
– Người lao động cung cấp thông tin không trung thực khi giao kết hợp đồng lao động.
Có thể thấy rằng việc người lao động tham gia vào công đoàn là hoàn toàn tự nguyện. Công đoàn là tổ chức được hoạt động dựa trên kinh phí của thành viên. Vì vậy, đối với thành viên của công đoàn sẽ có nghĩa vụ đóng phí công đoàn. Mức đóng phí công đoàn sẽ do điều lệ của công đoàn hoặc các quy định được ban hành bởi công đoàn Việt Nam