Chào Luật sư X, cha tôi bị sơ gan nặng và có đăng ký bảo hiểm y tế tại một bệnh viện ở huyện nhưng do tình hình bệnh ngày chuyển biến nặng không tiếp tục điều trị tại đây được nữa, nên được bác sĩ ở bệnh viện đăng ký bảo hiểm y tế viết giấy giới thiệu chuyển tuyến bệnh viện lên bệnh viện tỉnh tiếp nhận bệnh nhân, sau một thời gian sức khỏe cha tôi dần hồi phục và được bệnh viện cho phép về lại nhà. Nay muốn đi tái khám lại để kiếm tra. Vậy đi khám bệnh có cần giấy giới thiệu không? Xin được tư vấn.
Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư số 40/2015/TT-BYT
Giấy giới thiệu là gì?
Giấy giới thiệu là một loại văn bản hành chính do tổ chức, doanh nghiệp,.. phát hành nhằm giới thiệu thông tin của một cá nhân (người đại diện của tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức,..) cho một tổ chức khác để đại diện hoặc trường hợp khác với mục đích là mang lại quyền lợi tốt nhất cho người được giới thiệu để thực hiện một công việc cụ thể nào đó được ghi tại giấy giới thiệu và hoàn thành tốt công việc đó.
Hiện hành, một số mẫu Giấy giới thiệu thông dụng, gồm có:
- Giấy giới thiệu chuyển trường
- Giấy giới thiệu rút tiền tại ngân hàng
- Giấy giới thiệu đăng ký xe máy
- Giấy giới thiệu người vào Đảng
- Giấy giới thiệu công tác.
Mục đích sử dụng và ý nghĩa của giấy giới thiệu là gì?
Giấy giới thiệu có các vai trò chính như sau:
- Gúp tránh trường hợp giả mạo, mạo danh hoặc gây nhầm lẫn đối với các đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân được giới thiệu.
- Giúp các bên làm việc với đúng người có thẩm quyền hoặc có chuyên môn xử lý vấn đề đang gặp phái;
- Giúp bên được giới thiệu tin tưởng và qua đó nhận được sự hỗ trợ hiệu quả trong thời gian làm việc;
- Giấy giới thiệu là một tài liệu pháp lý quan trọng để giải trình các vấn đề khác liên quan khi xảy ra các sự cố bất ngờ ngoài ý muốn của các bên. b.Ý nghĩa của giấy giới thiệu
Giấy giới thiệu (thư giới thiệu) bản chất là một văn bản cung cấp các thông tin cần thiết và cơ bản cho bên được giới thiệu. Thông qua giấy giới thiệu các bên có thể rút ngắn được thời gian tìm hiểu, thông tin về đối tác, đối phương. Do vậy, trước khi giới thiệu các đơn vị, tổ chức, cá nhân thường phải trao đổi qua điện thoại, thư điện tử hoặc các phương thức khác để làm rõ về vấn đề cần làm, cần giải quyết để người được giới thiệu có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình, còn đơn vị tiếp nhận người đến giải quyết hiểu rõ về đề, yêu cầu, mong muốn của bên được giới thiệu.
Trong nhiều trường hợp, không có giấy giới thiệu thì bên khách hàng, đối tác, doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có thể từ chối làm việc vì không rõ các thông tin của người được giới thiệu.
Đi khám bệnh có cần giấy giới thiệu không?
Giấy giới thiệu khám bệnh, hay còn gọi là giấy chuyển tuyến bệnh viện là một trong những loại giấy tờ cần phải đem theo nếu bạn là bệnh nhân chuyển tuyến được bác sĩ tại bệnh viện nơi bạn đang điều trị giới thiệu sang một tuyến bệnh viện khác để tiếp tục chữa bệnh nhưng vẫn được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế. Vậy cụ thể Luật sư X xin trình bày như sau:
Để tránh nguy cơ thất lạc giấy tờ trong quá trình thăm khám, quý khách vui lòng chuẩn bị một bìa đựng hồ sơ để đựng các giây tờ, biên nhận, hóa đơn cần thiết.
Các giấy tờ cần mang theo:
- Sổ khám bệnh và giấy xuất viện (nếu có)
- Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc thẻ hình có dấu giáp lai, ghi nhận họ tên, năm sinh của người bệnh.
- Thẻ bảo hiểm y tế
- Giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới đối với người bệnh có Bảo hiểm y tế
- Giấy hẹn tái khám theo hẹn của bác sĩ
- Các giấy tờ liên quan đến thông tin khám bệnh từ các bệnh viện khác
- Các chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm
- Chỉ định điều trị
- Các toa thuốc đang sử dụng
Buổi khám bệnh chất lượng, bác sĩ sẽ cung cấp cho người bệnh thông tin cơ bản sau:
- Tình trạng bệnh
- Chỉ định điều trị
- Cách sử dụng các loại thuốc được bác sĩ kê toa
- Hẹn tái khám
- Các lưu ý từ bác sĩ đối với người bệnh khi đi tái khám
- Các đối tượng ưu tiên khám chữa bệnh theo luật khám bệnh, chữa bệnh
Người bệnh trong tình trạng cấp cứu
- Trẻ em dưới 6 tuổi
- Người khuyết tật nặng
- Người từ 80 tuổi trở lên
- Người có công với cách mạng
- Phụ nữ có thai
Căn cứ theo Điểm a, b, d Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định về các trường hợp đi khám chữa bệnh đúng tuyến thì các trường hợp được coi là đúng tuyến là:
“Điều 12. Sử dụng Giấy chuyển tuyến và Giấy hẹn khám lại trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Sử dụng Giấy chuyển tuyến đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế:
a) Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
b) Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
d) Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng Giấy chuyển tuyến quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.”
Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh không mang theo thẻ bảo hiểm y tế giấy có được không?
Căn cứ nội dung tại Công văn 1493/BHXH-CSYT năm 2021 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
…
Trên cơ sở ý kiến của Bộ Y tế tại Công văn số 4316/BYT-BH ngày 27/5/2021 về việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng Vss-ID để đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT, BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, phối hợp Sở Y tế để chỉ đạo cơ sở KCB triển khai thực hiện, có văn bản gửi cơ sở KCB BHYT thống nhất một số nội dung sau:
- Từ 01/6/2021, người bệnh BHYT đến khám, chữa bệnh được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy;
- Cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID (trường hợp cơ sở không có đầu đọc).
- Cơ sở KCB có các giải pháp chống lạm dụng trục lợi quỹ KCB BHYT; tiếp nhận các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo cơ quan BHXH để phối hợp giải quyết.
…
Theo đó, từ ngày 01/6/2021, người bệnh BHYT đến khám, chữa bệnh được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy.
Như vậy, hiện nay, người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh không cần mang theo thẻ bảo hiểm y tế giấy nếu có khả năng sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sư Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Đi khám bệnh có cần giấy giới thiệu không?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về vấn đề phí sang tên sổ đỏ là bao nhiêu cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành, phản ánh được các thông tin sau:
Thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm: Họ và tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc.
Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng.
Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Giấy giới thiệu gồm những nội dung như sau:
– Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
– Tên cơ quan, tổ chức ban hành Giấy giới thiệu.
– Số, ký hiệu của Giấy giới thiệu.
– Địa danh và thời gian ban hành Giấy giới thiệu.
– Tên loại và trích yếu nội dung Giấy giới thiệu.
– Nội dung Giấy giới thiệu.
– Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
– Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
– Nơi nhận.
Mỗi cơ quan, đơn vị sẽ có những mẫu giấy giới thiệu riêng của cơ quan, đơn vị đó. Trong trường hợp này thì người giới thiệu sẽ chỉ cần điền đầy đủ các thông tin theo mẫu sau đó ký tên và đóng dấu vào đó.
Đối với những cơ quan, đơn vị không có mẫu thì sẽ cần phải tự soạn thảo, ở nội dung này sẽ hướng dẫn cách viết mẫu giấy giới thiệu mới nhất năm 2022.
– Có tên cơ quan, tổ chức chủ quản trình bày ở phía trên góc trái của văn bản: ghi rõ ràng, chính xác tên của đơn vị, tổ chức quản lý trực tiếp;
– Quốc hiệu tiêu ngữ và ngày tháng năm viết giấy giới thiệu trình bày ở phía trên góc phải của văn bản;
– Tên: GIẤY GIỚI THIỆU
– Phần kính gửi: ghi rõ tên cơ quan, đơn vị được giới thiệu đến;
– Thông tin của người được giới thiệu: ghi đầy đủ họ tên, chức vụ, được cử đến,…
– Nội dung của giấy giới thiệu: ghi rõ lý do được giới thiệu đến cơ quan, đơn vị.
– Người giới thiệu ký tên và đóng dấu; trong giấy giới thiệu cần ghi rõ giá trị của giấy giới thiệu.