Trong thời gian hiện nay, khi diễn biến dịch covid 19 rất phức tạp tại nhiều tỉnh thành; đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Nên việc hạn chế ra ngoài là vô cùng cần thiết. Vậy nếu đi giao thuốc có vi phạm lệnh cấm ra đường không? Cụ thể như thế nào hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Chỉ thị số 16/CT-TTg
Công văn 2468/CV-UBND
Nội dưng tư vấn
Hàng hóa thiết yếu là gì?
Các mặt hàng thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh. Vậy đi giao thuốc có vi phạm lệnh cấm ra đường không?
Chỉ thị số 16 của Chính phủ
Khi mà các địa phương đang thực hiện áp dụng Chỉ thị 16; cụ thể tại Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu:
- Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết:
+ Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;
+ Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…
+ Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 văn bản này.
Đi giao thuốc có vi phạm lệnh cấm ra đường không?
Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng; hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m.
Hàng hóa thiết yếu theo Chỉ thị số 16
- Các siêu thị, chợ dân sinh, các cửa hàng tiện lợi, tiện ích chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu gồm: thực phẩm tươi sống: thịt, thủy sản,…
- Hàng công nghệ phẩm như bánh kẹo, muối, bột nêm, gia vị, nước mắm, đường,…
- Lương thực: gạo, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn; bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tinh bột).Các nhu yếu phẩm cần thiết: khẩu trang,…
- Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được phép hoạt động gồm: siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi,…
- Các cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh, các cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế, thuốc chữa bênh. Cưa hàng kinh doanh xăng dầu, gas khí đốt, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y,…. Vậy Đi giao thuốc có vi phạm lệnh cấm ra đường không?
Đi giao thuốc có vi phạm lệnh cấm ra đường không??
Đi giao thuốc có vi phạm lệnh cấm ra đường theo Công văn 2468 không?
Căn cứ quy định tại điểm c, khoản 2.2 Mục 2, Công văn 2468 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chính Minh về việc tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng thì tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dược phẩm (thuốc) thuộc một trong những dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách xã hội.
Cũng theo công văn này và các văn bản hiện hành chỉ đạo về việc giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố thì doanh nghiệp, cơ sở cung cấp dịch vụ, hành hóa thiết yếu là dược phẩm (thuốc) không thuộc các trường hợp bắt buộc phải đảm bảo thực hiện “3 tại chỗ”, “một cung đường, hai địa điểm” trong quá trình hoạt động. Do đó, nhân viên nhà thuốc được đi giao thuốc cho người bệnh.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay; việc các nhà thuốc cử nhân viên đi giao cho người bệnh là một giải pháp linh hoạt; đáp ứng kịp thời nhu cầu thiết yếu của người dân; phù hợp với chính sách hạn chế người dân tập trung ra đường, tới nơi có nhiều người qua lại.
Các cửa hàng nào phải đóng cửa sau 18h theo công văn 2490?
Tuy nhiên, theo công văn 2490 của UBND TP HCM; về việc tăng cường các biện pháp giảm mật độ lưu thông trên đường; thì kể từ ngày 26/7 đến ngày 1/8 các cửa hàng, cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố; phải đóng cửa từ 18h đến 6h hàng ngày; không loại trừ các cơ sở cung cấp dịch vụ, hàng hóa thiết yếu; bao gồm cả nhà thuốc. Do đó, trong khoảng thời gian này các nhân viên nhà thuốc cũng không được đi giao thuốc cho người bệnh.
Đi giao thuốc cần những giấy tờ gì?
Để việc đi giao thuốc trong khung giờ cho phép; không bị các cơ quan chức năng xử phạt, các nhân viên ngoài việc tuân thủ nghiêm nguyên tắc 5K; còn phải chuẩn bị và xuất trình các loại giấy tờ sau đây:
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của nhà thuốc (nên mang kèm ảnh chụp bản gốc và bản photo để đối chiếu).
– Giấy xác nhận lộ trình do nhà thuốc cấp thể hiện người đi giao đang là nhân viên của cơ sở này, đang thực hiện việc đi giao thuốc từ địa điểm giao đến người nhận, đồng thời phải ghi rõ địa chỉ nơi giao và nơi nhận.
– Giấy tờ tùy thân của nhân viên đi giao thuốc.
– Giấy tờ chứng minh việc đáp ứng các điều kiện lưu thông bằng phương tiện giao thông (giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe, bảo hiểm xe…).
Ngoài việc cho nhân viên đi giao, các nhà thuốc có thể sử dụng dịch vụ giao hàng của các hãng vận chuyển, xe công nghệ đáp ứng đủ các điều kiện, được phép hoạt động.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Mà tình dục thì thuộc nhu cầu cơ bản của con người. Bao cao su dùng để tránh thái, tránh lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục. Vì vậy, Bao cao su có thể được xem là hàng hóa thiết yếu.
Đối với các “shiper”; thì việc giao hàng thông qua dịch vụ vận chuyển bằng xe máy có ứng dụng công nghệ; chỉ được phép hoạt động trong một quận nhất định. Do đó, việc giao thuốc bằng hình thức này cần phải lưu ý; xem các đơn thuốc có thuộc phạm vi trong quận; hay ngoài quận để chọn hình thức hợp lý, tránh vi phạm và rắc rối.
Quan điểm của tôi thì như thế này, Theo Chỉ thị số 16 thì người dân chỉ được ra ngoài để mua mặt hàng thiết yếu, như là lương thực, thực phẩm để duy trì sự sống cho con người. Mà ở đây, cửa hàng điện máy bán tủ lạnh nằm trong danh mục hàng hóa không thiết yếu trong thời điểm hiện tại;
Thì rõ ràng thanh niên shipper giao hàng này cũng đang đi ngược lại với chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.