Tôi và bố mua chung một mảnh đất. Tháng 5/2021 bố qua đời, trước khi mất, ông lập di chúc viết tay, để lại toàn bộ tài sản gồm cả diện tích đất trên cho em trai tôi. Di chúc của bố không phù hợp con có được hủy không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Căn cứ pháp lý
Di chúc là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015; di chúc được hiểu là văn bản hoặc lời nói thể hiện ý chí; nguyện vọng của một người trong việc định đoạt tài sản; chuyển dịch quyền sở hữu; quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết.
Di chúc của bố không phù hợp con có được hủy không?
Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này”.
Do đó, chỉ có con chưa thành niên, cha, mẹ, chồng, con đã thành niên mà không có khả năng lao động của người đã chết mới được hưởng phần di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào di chúc.
Bố bạn chỉ làm di chúc để lại di sản của mình cho người em trai nên trong trường hợp này, bạn không được hưởng phần di sản bố để lại.
Có được sửa lại di chúc khi đã công chứng không?
Điều 635 Bộ luật Dân sự quy định, người để lại di sản có thể yêu cầu công chứng hoặc không công chứng di chúc.
Di chúc có thể không cần công chứng nhưng vẫn có hiệu lực nếu đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 630 Bộ luật Dân sự gồm:
– Ý chí của người lập di chúc: Minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối; đe doạ, cưỡng ép.
– Nội dung di chúc: Không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
– Hình thức di chúc: Không trái quy định của Luật…
Về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc, khoản 1 Điều 640 Bộ luật Dân sự khẳng định như sau:
1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
Theo quy định này, có thể thấy, việc sửa đổi, bổ sung di chúc đã lập là quyền của người để lại di chúc; và người này có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào. Điều luật này cũng chỉ đề cập đến di chúc nói chung; mà không nhấn mạnh là di chúc phải chưa được công chứng hoặc chứng thực.
Do đó, di chúc dù đã được công chứng rồi thì vẫn hoàn toàn được sửa đổi, bổ sung vào bất cứ thời điểm nào mà người để lại di chúc muốn.
Có cần sự đồng ý của tất cả các con khi lập di chúc không?
Quyền của người lập di chúc?
Điều 626 BLDS năm 2015 nêu rõ các quyền như sau:
Điều 626. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Điều kiện để di chúc hợp pháp?
Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Như vậy, việc quyết định ai là người được hưởng di sản thừa kế và hưởng phần di sản thừa kế như thế nào hoàn toàn dựa vào ý chí người lập di chúc, không phụ thuộc vào con cái, hoàn toàn không cần phải có sự đồng ý của các con.
Có được từ chối nhận di sản thừa kế theo di chúc không?
Về việc từ chối nhận di sản, Điều 620 Bộ luật Dân sự quy định:
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản; trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác;
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản; những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Như vậy, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ một số trường hợp theo luật định.
Việc từ chối nhận di sản có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại điều 620, BLDS 2015: Việc từ chối nhận di sản phải lập thành văn bản người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác; người được giao nhiệm vụ phân chia di sản; và việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Trên thực tế; nhiều trường hợp người thừa kế muốn “nhường” lại phần di sản thừa kế của mình cho một người thừa kế khác. Tuy nhiên phần di sản mà người này từ chối sẽ được chia theo pháp luật cho những người thừa kế khác theo quy định của pháp luật. Do đó; nếu muốn “nhường” cho một người xác định trong trường hợp có nhiều người thừa kế khác; thì nên tiến hành tặng cho tài sản sau khi được phân chia di sản.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Di chúc của bố không phù hợp con có được hủy không?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn đọc xem thêm
- Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về thừa kế và di chúc
- Mẫu di chúc có người làm chứng chuẩn nhất
- Điều kiện có hiệu lực của di chúc bằng miệng theo quy định
Câu hỏi thường gặp
Di sản thừa kế theo di chúc sẽ được chia theo ý nguyện của người để lại di chúc; tức là trong di chúc quy định về việc phân chia tài sản như thế nào thì những người có quyền thừa kế phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo di chúc đó.
Mặc dù truất quyền thừa kế thì không được hưởng di sản thừa kế theo di chúc nhưng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho một số đối tượng yếu thế, Điều 644 Bộ luật Dân sự có liệt kê 06 nhóm đối tượng dù không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế:
– Con chưa thành niên;
– Cha;
– Mẹ;
– Vợ;
– Chồng;
– Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.