Chào Luật sư, ông nội tôi vừa mất và có để lại một bản di chúc và không có người làm chứng, các bác tôi cho choằng bản di chúc phải có người làm chứng mới hợp lệ. Vậy luật sư cho tôi hỏi Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng có hợp pháp không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Di chúc là gì?
Tại Điều 624. Di chúc Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Dựa theo quy định chúng tôi đưa ra căn cứ vào quy định của điều 624 Bộ luật dân sự 2015, di chúc là việc thể hiện ý chí của cá nhân chứ không phải pháp nhân, tổ chức (tức là pháp nhân, tổ chức không có quyền để lại di chúc) với mục đích là để chuyển tài sản thuộc sở hữu của mình cho cá nhân, tổ chức khác sau khi mình chết.
Đặc điểm về nội dung của di chúc theo quy định của pháp luật thì nội dung của di chúc thể hiện mục đích dịch chuyển di sản của người chết cho người còn sống. Ý chỉ của chủ thể khi mà họ lập di chúc sẽ không thể được pháp luật điều chỉnh nếu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các chủ thể khác. Theo đó cho nên về nội dung của di chúc cần phải đảm bảo sự dịch chuyển tài sản và hệ quả pháp sinh quyền sở hữu đối với chủ thể nào đó ví dụ như bố chết đi để lại mãnh đất cho con trai trong bản di chúc. Di chúc là một loại giao dịch chỉ pháp sinh hiệu lực khi người lập di chúc chết đó là đặc điểm đặc trưng mà chỉ giao dịch này có. Di chúc là phương tiện phản ánh ý chí và phản ánh những mong muốn định đoạt di sản của cá nhân sau khi chết cho một cá nhân nào đó. Di chúc phản ánh quá trình hình thành chế định thừa kế theo di chúc theo quy định của pháp luật nêu rõ. Quan hệ về thừa kế chỉ phát sinh khi có sự kiện một người chết nên việc lập di chúc chỉ có thể phát sinh hiệu lực khi người lập chết căn cứ dựa trên bộ luật bân sự 2015 quy định cụ thể.
Bên cạnh đó chúng ta còn có thể nhận thấy được di chúc là loại giao dịch có nhiều nét đặc thù. Như trên đã phân tích, Theo đó đặc thù của di chúc được biểu hiện qua những tiêu chí đó là:
+ Điều kiện về người lập di chúc yêu cầu khắc khe hơn so với các loại giao dịch khác
+ Tính tự nguyện trong di chúc cũng được loại bỏ yếu tố nhầm lẫn
+ Di chúc trọng hình thức hơn so vói các giao dịch thông thường.
Hình thức của di chúc
Tại Điều 627. Hình thức của di chúc có đưa ra quy định về hình thức của di chúc cụ thể đó là:
“Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.”
Theo đó có thể thấy có 2 loại hình thức lập di chúc đó là bằng miệng hay bằng văn bản, tùy theo các trường hợp xuất hiện trên thực tế. Di chúc bằng văn bản thì cần đáp ứng các yêu cầu chung về nội dung, trình tự theo quy định của pháp luật và được chia ra thành di chúc bằng văn bản có người làm chứng hay di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng có hợp pháp không?
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng được quy định tại Điều 633 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 633. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.”
Di chúc không có người làm chứng hay còn gọi là di chúc viết tay. Điều 633 Bộ luật dân sự 2015 quy định đối với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì:
“Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc”.
Di chúc không có người làm chứng có hiệu lực khi nào
Di chúc miệng: nếu không có người làm chứng hoặc người làm chứng thuộc một trong các trường hợp pháp luật không cho phép được làm người làm chứng. Theo đó, tài sản sẽ được chia theo quy định về thừa kế theo pháp luật.
Di chúc được lập thành văn bản: căn cứ theo Điều 633 Bộ luật Dân sự, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng sẽ có hiệu lực khi thỏa mãn hai tiêu chí sau:
Người lập di chúc phải tự viết tay hoặc đánh máy và ký vào bản di chúc;
Nội dung của di chúc phải phù hợp với quy định tại Điều 631 như ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên người lập di chúc; Họ tên, cơ quan được hưởng di sản,…
Qua đó, có thể thấy di chúc không có người làm chứng sẽ có hiệu lực khi di chúc đó được lập thành văn bản và thể hiện rõ ý chí của người lập di chúc cũng như nội dung di chúc phải phù hợp với quy định pháp luật. Việc công chứng, chứng thực là không bắt buộc nhưng người lập di chúc khi không có người làm chứng nên thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực nhằm hạn chế tranh chấp về thừa kế có thể xảy ra trong tương lai.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng có hợp pháp không? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; xác nhận tình trạng hôn nhân Hồ Chí Minh, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Nội dung thanh tra và kiểm soát về sở hữu công nghiệp?
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào tại Đắk Lắk
- 04 cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Câu hỏi thường gặp
Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Di chúc như sau:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Điều 626 quy định về Quyền của người lập di chúc như sau:
“Người lập di chúc có quyền sau đây:
Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
Tuy nhiên, tại thời điểm người để lại di sản chết, di chúc phát sinh hiệu lực có thể sẽ phát sinh người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như sau:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
Theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, những trường hợp sau đây không có quyền hưởng di sản thừa kế:
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, hành vi ngược đãi, hành hạ nghiêm trọng người để lại di sản, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người đó
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng
Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sữa chữa di chúc, hủy di chúc, che dấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản