Người nghèo là những người sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, vì vậy Nhà nước luôn có những chính sách hỗ trợ. Theo đó, mới đây nhất, Sở Thông tin và Truyền thông đã đưa ra đề xuất hỗ trợ điện thoại thông minh cho người nghèo. Đây là một chính sách vô cùng nhân văn, hợp lý và có ý nghĩa. Vậy cụ thể quy định này như thế nào, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Đề xuất hỗ trợ điện thoại thông minh cho người nghèo
Theo đề xuất của Sở Thông tin và Truyền thông, những người khó khăn chưa có điện thoại thông minh (smartphone) sẽ được hỗ trợ nhằm phục vụ mục tiêu chuyển đổi số.
Đây là một trong những nội dung của chương trình chuyển đổi số trên địa bàn vừa được Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đình Thắng đề xuất UBND TP HCM thực hiện năm nay.
Theo ông Thắng, muốn thực hiện thành công chuyển đổi số phải thực hiện đồng bộ 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong xã hội số, vấn đề quan trọng nhất là công dân số – vì đây là người thụ hưởng; khai thác, sử dụng và cùng đóng góp vào quá trình chuyển đổi số của thành phố.
Tuy nhiên, thời gian qua, khi đề cập chuyện xã hội số, công dân số phần lớn chú ý những người có điều kiện tiếp cận công nghệ; mà ít lưu tâm nhóm người nghèo – chưa có điều kiện tiếp cận công nghệ. Hiện, thành phố còn hơn 144.000 người nghèo, theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
“Đây là nhóm rất cần được quan tâm, nên Sở Thông tin và Truyền thông thấy cần phải rà soát lại xem ai chưa có smartphone để hỗ trợ”, ông Thắng nói và cho biết làm được điều này thì xã hội số mới có thể triển khai đồng bộ ở tất cả thành phần; mọi người dân, không ai bị bỏ lại phía sau.
Lộ trình, kinh phí hỗ trợ điện thoại thông minh cho người nghèo
Về lộ trình thực hiện, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố rà soát tất cả hộ nghèo ở thành phố; thống kê bao nhiêu người chưa có thiết bị thông minh để lên kế hoạch hỗ trợ.
“Thành phố còn giúp cả kiến thức để người dân sử dụng, khai thác thiết bị hòa nhập vào chuyển động chung của xã hội số; cũng như dùng công nghệ phục vụ việc mưu sinh”, ông Thắng nói.
Cũng theo lãnh đao Sở Thông tin và Truyền thông, thành phố dự kiến 3 phương thức hỗ trợ. Một là từ nguồn xã hội hóa – đây sẽ là nguồn chủ yếu để hỗ trợ cho bà con; hai là, ngân sách thành phố hỗ trợ một phần; ba là người được hỗ trợ sẽ đóng góp một phần rất nhỏ (tượng trưng).
“Lộ trình, tổng kinh phí thực hiện, điện thoại gì, giá bao nhiêu sẽ được tính toán khi xây dựng kế hoạch”, ông Thắng nói.
Trước đó, năm 2020, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói một trong những chương trình cần triển khai là đẩy nhanh phổ cập smartphone cho người Việt, bằng cách giúp người dân có thể mua smartphone với giá khoảng 20 USD, tức chưa đến 500.000 đồng.
Mức giá này sẽ được triển khai thông qua việc sản xuất smartphone Việt Nam giá 45 đến 50 USD, kết hợp cùng việc trợ giá từ nhà mạng; nhà sản xuất và các đơn vị cung cấp ứng dụng dịch vụ. Việc 100% người dân dùng smartphone được kỳ vọng giúp triển khai chính phủ điện tử thuận lợi hơn.
Các tiêu chí xác định hộ nghèo, cận nghèo
Hộ nghèo, cận nghèo sẽ có những tiêu chí xác định riêng, căn cứ Nghị định 07/2021/NĐ-CP, các tiêu chí hộ nghèo, cận nghèo cụ thể như sau:
Tiêu chí xác định hộ nghèo
– Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống; và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
– Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống; và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Tiêu chí xác định chuẩn hộ cận nghèo
– Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
– Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Tiêu chí xác định chuẩn hộ có mức sống trung bình
– Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.
– Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Thủ tục công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo
Thủ tục xin công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định như sau:
Đối với cơ quan ban hành của xã
– Trưởng thôn, ban công tác mặt trận thôn họp toàn dân trong thôn; dự kiến danh sách hộ có thể nghèo, tiến hành khảo sát theo phiếu rà soát hộ nào có thu nhập bình quân dưới chuẩn nghèo thì đưa vào danh sách hộ nghèo.
Danh sách được công khai tại Nhà văn hoá thôn;
Trưởng thôn tổng hợp danh sách gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Ban chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã họp xét duyệt; tổng hợp danh sách gửi Phòng Lao động, thương binh và Xã hội.
Đối với từng hộ gia đình
– Bước 1: Chủ hộ nghèo viết đơn xin có chữ ký của Trưởng xóm và UBND xã.
– Bước 2:
+ Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND сấр хã.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ).
Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ thi viết giấy hẹn.
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân hoàn thiện theo đúng quy định.
– Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.
– Bước 5: Cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp xã.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Đề xuất hỗ trợ điện thoại thông minh cho người nghèo” . Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định: Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 01 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc hộ thiếu đói dịp Tết âm lịch. Hỗ trợ không quá 3 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ cho đối tượng thiếu đói do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác từ nguồn lực của địa phương; và nguồn dự trữ quốc gia.
– Hỗ trợ BHYT
– Miễn học phí cho học sinh; sinh viên
– Hỗ trợ vay vốn xây nhà ở
– Hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng
Hộ nghèo khi đi khám bệnh đúng tuyến sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Còn nếu tự đi khám (khám bệnh trái tuyến), được hưởng:
– Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
– Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
– Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh; chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.