Đe dọa giết người là việc mà mọi người thường gặp phải khi xảy ra trong việc trộm cắp, hiếp dâm,… Người đe dọa giết người nhằm khiến cho nạn nhân sợ hãi và phải làm theo ý của họ. Đây chính là một hành động vô cùng nguy hiểm; chính vì vậy nó được xác định là một loại tội. Vậy thì tội này được hiểu như thế nào và được quy định là gì? Hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Hình sự năm 2015.
- Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ.
Đe dọa là gì?
Đe dọa là hành vi uy hiếp tinh thần của người khác thông qua việc thông báo trước hành vi của mình. Việc đe dọa được truyền tải đến người bị đe dọa bằng những cách khác nhau. Những việc đó bao gồm: sẽ làm hoặc không làm việc bất lợi cho họ hoặc cho người thân thích của họ. Nếu như người đó không thực hiện các yêu cầu, đòi hỏi đó thì sẽ nhận được các hành vi đe dọa đến sức khỏe, tính mạng, tài sản.
Nội dung của việc đe dọa rất đa dạng như: đe dọa dùng vũ lực, đe dọa tố giác, đe dọa hủy hoại tài sản…
Hình thức đe dọa có thể trực tiếp, qua thư, qua điện thoại… Các đòi hỏi của kẻ đe dọa có thể là đòi giao tài sản, đòi cho được giao cấu…
Đe doạ cũng có thể là thủ đoạn làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm nhất định. ( Ví dụ: thông qua việc đe dọa, làm cho người bị đe dọa không dám snois ra sự thật khách quan…)
Hành vi đe doạ với nội dung cụ thể có thể cấu thành tội độc lập. Việc đe doạ tước đoạt tính mạng người khác có thể cấu thành tội đe doạ giết người.
Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về nội dung này?
Căn cứ theo Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về hành vi đeo dọa giết người như sau.
Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Hướng dẫn áp dụng
Căn cứ theo tinh thần được hướng dẫn tại Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29 tháng 11 năm 1986. Ta có thể xác định rõ ràng tội “Đe dọa giết người”. Bên cạnh đó có thể phân biệt tội này với những tội khác như sau:
Tội đe dọa giết người quy phải có hai dấu hiệu bắt buộc có hành vi đe dọa giết người; có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
– Phải xác định hành vi đe dọa giết người là có thật (như: nói trực tiếp công khai là sẽ giết, giơ phương tiện như súng, dao đe dọa).Bên cạnh đó, phải xem xét “căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ…”, một cách khách quan, toàn diện như: thời gian, hoàn cảnh, địa điểm diễn biến, nguyên nhân sâu xa (nếu có) và trực tiếp của sự việc, mối tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa (về thể lực, tuổi đời, trình độ v.v…).
– Nếu thông thường ai cũng phải lo lắng là sự đe dọa (về thể lực, tuổi đời, trình độ v.v…). Nếu thông thường ai cũng phải lo lắng là sự đe dọa sẽ được thực hiện, thì đó là trường hợp lo lắng có căn cứ.
– Nếu cùng với hành vi đe dọa, còn có hành vi chuẩn bị giết người bị đe dọa (như mài dao, lau súng đạn…) thì xử lý các hành vi đó về tội giết người (ở giai đoạn chuẩn bị) theo khoản 2 Điều 14 và khoản 3 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015. Nếu sau khi đe dọa đã giết người bị đe dọa, thì xử lý về tội giết người.
-Nếu đe dọa giết người để chống người thi hành công vụ, thì xử lý về tội chống người thi hành công vụ quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Đánh giá tác động tâm lý của hành vi đối với người bị đe dọa
Ta cần đánh giá tác động tâm lý tiêu cực của hành vi đe dọa làm ảnh hưởng đến tâm lý của người bị đe dọa.
Qua đó có thể đánh giá tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm nói trên, từ đó đưa ra cách giải quyết cụ thể, triệt để nhằm đảm bảo an toàn cho người bị đe dọa. Những tình tiết được đưa ra để đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự việc:
– Nội dung và hình thức đe dọa;
– Thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra;
– Sự tương quan về lực lượng giữa người đe dọa và người bị đe dọa;
– Thái độ và xử sự của người bị đe dọa sau khi họ bị đe dọa…
Dấu hiệu pháp lý của tội đe doạ giết người
Khách thể
Tội phạm xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng của con người.
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi đe dọa giết người. Hành vi nêu trên là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Bởi, việc nêu trên nhằm đe dọa tước đoạt đi mạng sống của người khác một cách tráp luật. Chính vì thế nó luôn tiềm ẩn những hậu quả liên quan đến sức khỏe tính mạng của con người.
Hành vi đe dọa phải làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa sẽ được thực hiện.
Ta cần xem xét mội cách khách quan, toàn diện để đánh giá tâm lý của nạn nhân. Dựa vào các tình tiết để đánh giá như: thời gian, hoàn cảnh, địa điểm diễn biến, nguyên nhân của sự việc, các yếu tố có liên quan thuộc về người đe dọa và người bị đe dọa (sự phát triển về thể chất, tâm, sinh lý, tuổi đời, trình độ v.v…).
Việc người bị đe dọa luôn lo lắng về tính mạng sức khỏe là có căn cứ. Bởi, qua lời đe dọa họ luôn lo lắng rằng tính mạng sức khỏe của mình có thể bị xâm hại.
Nếu việc đe dọa giết người chỉ là lời đe dọa vu vơ, không có căn cứ. Bất kỳ người nào cũng biết người đe dọa sẽ không thực hiện lời đe dọa. Trên thực tế không xảy ra hành vi đe dọa thì hành vi đó không cấu thành tội phạm.
Chủ thể
Là người có đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật.
Là người có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
Người phạm tội thực hiện hành vi đe dọa với mục đích làm cho nạn nhân lo sợ.
Người phạm tội thực hiện hành vi đe dọa không có ý định giết người.
Câu hỏi thường gặp
Đe dọa là hành vi uy hiếp tinh thần của người khác thông qua việc thông báo trước hành vi của mình. Việc đe dọa được truyền tải đến người bị đe dọa bằng những cách khác nhau. Những việc đó bao gồm: sẽ làm hoặc không làm việc bất lợi cho họ hoặc cho người thân thích của họ. Nếu như người đó không thực hiện các yêu cầu, đòi hỏi đó thì sẽ nhận được các hành vi đe dọa đến sức khỏe, tính mạng, tài sản.
Chủ thể của tội đe dọa giết người:
Là người có đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật.
Là người có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan thực hiện phạm tội của người đe dọa giết người bao gồm:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
Người phạm tội thực hiện hành vi đe dọa với mục đích làm cho nạn nhân lo sợ.
Người phạm tội thực hiện hành vi đe dọa không có ý định giết người.
Xem thêm: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hiện hành
Trên đây là toàn bộ thông tin về:
“Đe dọa giết người được pháp luật quy định như thế nào”.
Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!
Nếu còn vấn đề thắc mắc và cần được tư vấn về vấn đề pháp lý; hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline/zalo: 0833102102