Đề án thành lập công ty gồm những nội dung gì? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Đề án thành lập công ty
Đề án là một loại văn bản gồm nhiều nội dung và đề mục được trình lên cơ quan cấp cao có đủ quyền hạn thực thi. Mục đích trình bày đề án chính là xin phép được tiến hành thi công nội dự án nào đó đã có kế hoạch rõ ràng.
Đề án thường được sử dụng với mục đích là gửi đến cơ quan cấp cao hoặc cơ quan bảo trợ để xin phép thực hiện một công việc nào đó.
Xây dựng đề án thành lập công ty là việc lên kế hoạch cho các nội dung bao gồm:
- Mục đích thành lập công ty;
- Khảo sát thị trường để tính toán chiến lược kinh doanh;
- Xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
- Xây dựng bản kế hoạch về việc đặt tên công ty, trụ sở công ty, cổ đông của công ty….
- Xây dựng sơ bộ bộ máy hoạt động của công ty, bộ máy tổ chức, cơ cấu quản lý của công ty.
- Định hướng các giai đoạn xây dựng và phát triển đưa công ty cổ phần vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mẫu đề án thành lập công ty
Xem trước và tải xuống mẫu đề án thành lập công ty xây dựng
Cách viết đề án thành lập công ty
Một đề án đề được một cơ quan cấp cao duyệt nhanh và rút ngắn thời gian thì mẫu trình bày đề án phải hoàn chỉnh và đầy đủ thông tin nhất.
Trong đó cần phải làm những công việc dưới đây:
Xác định mục tiêu của đề án
Để có thể trình bày đúng mục tiêu đề án doanh nghiệp thì bạn cần phải xác định lại mục tiêu thành lập công ty của bạn là gì? Công ty sau khi thành lập sẽ giải quyết vấn đề gì của doanh nghiệp? Và kết quả sẽ đạt được sau khi thành lập doanh nghiệp là gì?
Thiết kế quy trình hoạt động
Phân tích các vấn đề liên quan đến đề án bằng cách như sau:
- Xác định nguyên nhân gây ra những vấn đề mà bạn đang muốn giải quyết
- Xem xét các điều kiện về địa phương, về bản thân doanh nghiệp và năng lực của doanh nghiệp
- Xác định lại những hậu quả (nếu có) sau khi thành lập công ty
- Ngoài ra cần phải:
- Giải quyết được vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải
- Khả năng thực hiện phù hợp với nguồn thực khi đề ra trong đề án
Xây dựng đề án thành lập công ty cổ phần nhằm mục đích giúp chủ sở hữu thành lập công ty nhanh, đúng, đủ theo những chiến lược đã đề ra. Nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện hoá đề án đã xây dựng, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua các bước:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập theo yêu cầu
Việc nghiên cứu thị trường, xác định ngành nghề kinh doanh, xây dựng bản kế hoạch về đặt tên công ty, địa điểm, cổ đông công ty… chỉ được coi là có hiệu quả khi các ý tưởng đó thể hiện qua các giấy tờ nhằm mục đích được nhà nước và pháp luật công nhận, cho phép sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực đó.
- Bước 2: Thực hiện nộp hồ sơ thành lập công ty theo quy định
Việc nộp hồ sơ sẽ được thực hiện tại Sở Kế hoạch & Đầu tư, nơi công ty dự định đặt trụ sở chính
- Bước 3: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp bởi Sở Kế hoạch & Đầu tư sẽ khẳng định tư cách tồn tại và hoạt động hợp pháp của công ty.
- Bước 4: Đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động theo đề án thành lập đã xây dựng bằng cách
Thực hiện thủ tục kê khai thuế; khắc dấu và thông báo con dấu doanh nghiệp; mua/đặt in hoá đơn; mua chữ ký số.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty hợp danh, giải thể công ty, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, mẫu tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Mẫu đề án thành lập công ty cổ phần xây dựng gồm các nội dung sau:
– Tên công ty
– Địa chỉ trụ sở chính của công ty:
– Thành viên, cổ đông góp vốn:
– Ngành nghề kinh doanh:
– Cơ cấu tổ chức, dự kiến nhân lực, kể hoạch tài chính, giải pháp thực hiện các mục tiêu đề ra…
– Về thực hiện thủ tục thành lập công ty:
– Giúp doanh nghiệp xác định được loại hình phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của chủ sở hữu thông qua việc tìm hiểu thị trường, xác định mục tiêu, ngành nghề kinh doanh…
– Giúp chủ sở hữu nắm rõ các bước cần thực hiện trong quá trình xin cấp giấy phép kinh doanh
– Giúp chủ sở hữu hoàn thiện các điều kiện còn thiếu để nhanh chóng thành lập, phát triển, nâng tầm và khẳng định vị thế của công ty trên thị trường