Hành vi đầu cơ được biết đến là một hành vi gây nhũng loạn thị trường, gây ra những biến động giá ảo nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân tổ chức tiến hành hoạt động đầu cơ. Vậy, đầu cơ là gì? Và hành vi đầu bị xử lý như thế nào? Phòng tư vấn pháp luật hình sự của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Đầu cơ là gì?
Trong tài chính, đầu cơ là việc mua bán, nắm giữ hay bán khống những loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa hay bất động sản… nhằm thu lợi từ sự biến động giá của chúng.
Vì đầu cơ áp dụng với các loại tài sản có đặc điểm là biến động lớn nên nó có rủi ro rất cao. Nếu như bạn là người đầu cơ không chuyên nghiệp thì có thể dễ dàng bị thua lỗ trong các phi vụ đầu cơ. Nhưng với những tay đầu cơ chuyên nghiệp thì lợi nhuận sẽ là rất lớn.
Theo bộ luật hình sự, hành vi đầu cơ được hiểu là hành vi của người lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính.
Hành vi đầu cơ có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ điều 196 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì hành vi đầu cơ là vi phạm pháp luật và tùy từng mức độ của hành vi sẽ bị xử phạt khác nhau giữa cá nhân và tổ chức.
Hành vi đầu bị xử lý như thế nào đối với cá nhân?
Người nào vi phạm hành vi đầu cơ theo điều 196 của bộ luật hình sự với các dấu hiệu dưới đây thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Người nào vi phạm hành vi đầu cơ theo điều 196 của bộ luật hình sự thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Người nào vi phạm hành vi đầu cơ theo điều 196 của bộ luật hình sự thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;
- Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hành vi đầu bị xử lý như thế nào đối với tổ chức?
Pháp nhân thương mại phạm tội đầu cơ theo điều 196 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thuộc các trường hợp như sau:
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều 196 Luật này thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Tóm lại
Hành vi đầu cơ theo luật 2021 vẫn là vi phạm pháp luật. Các hình thức xử lý phụ thuộc vào tính chất vụ việc mà khác nhau. Đối với các nhân vi phạm, người đó phải đối mặt với bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm. Đối với tổ chức vi phạm, pháp nhân thương mại đó có thể bị phạt từ 300.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng và bị kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn lên đến 03 năm.
Hy vọng thông tin hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Nhà đầu cơ mong muốn kiếm lợi nhuận nhanh và nhiều nên thời gian nắm giữ tài sản ngắn hơn; trong khi đó, nhà đầu tư muốn kiếm lợi nhuận bền vững nên thời gian nắm giữ tài sản lâu hơn.
Hành vi đầu cơ xâm phạm đến trật tự quản lý thị trường của Nhà nước; đồng thời, xâm hại đến lợi ích người tiêu dùng.
Tội phạm của hành vi đầu cơ được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp và có động cơ vụ lợi.
Chủ thể bị xử phạt đối với tội đầu cơ thuộc Điều 196 Bộ luật Hình sự là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có đủ năng lực TNHS theo quy định của pháp luật.