Xin chào Luật sư X. Tôi là Nam, hiện đang sinh sống tại Thành phố Thái Nguyên. Tôi có câu hỏi liên quan đến đất tôn giáo như sau: Tôi là người theo tôn giáo và tôi may mắn được Nhà nước giao cho quản lý một mảnh đất tôn giáo. Tôi đã quản lý mảnh đất này được 03 năm rồi. Tuy nhiên, dạo gần đây có vài người đến muốn hỏi thuê mảnh đất này. Tôi không biết rằng Đất tôn giáo có được cho thuê không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi cảm ơn Luật sư X!
Câu hỏi của anh cũng là một trong những vấn đề được thắc mắc rất nhiều được gửi về cho chúng tôi. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc Đất tôn giáo có được cho thuê không? của anh qua bài viết sau đây nhé.
Điều kiện cấp đất tôn giáo là gì?
Tổ chức tôn đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích đất sử dụng đúng mục đích.
Phần diện tích đất mà tổ chức đang sử dụng nhưng không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được giải quyết như sau:
- Nhà nước thu hồi phần diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, cho mượn, cho thuê trái pháp luật, diện tích đất để bị lấn, bị chiếm;
- Tổ chức phải bàn giao phần diện tích đã sử dụng làm đất ở cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để quản lý; trường hợp đất ở phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì người sử dụng đất ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp doanh nghiệp nhà nước sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối đã được Nhà nước giao đất mà doanh nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng một phần quỹ đất làm đất ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì phải lập phương án bố trí lại diện tích đất ở thành khu dân cư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất phê duyệt trước khi bàn giao cho địa phương quản lý.
- Đối với tổ chức đang sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước cho thuê đất quy định tại Điều 56 của Luật này thì cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất trước khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Được Nhà nước cho phép hoạt động;
- Không có tranh chấp;
- Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.
Ai được phép quản lý đất tôn giáo?
Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền quản lý đối với đất cơ sở tôn giáo. Cụ thể, thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thể hiện qua một số quy định sau:
– Có thẩm quyền giao đất đối với cơ sở tôn giáo (theo điểm b khoản 1 Điều 59 Luật Đất đai 2013).
– Có thẩm quyền thu hồi đất đối với cơ sở tôn giáo (theo điểm a khoản 1 Điều 66 Luật Đất đai 2013).
– Có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) đối với cơ sở tôn giáo (theo khoản 1 Điều 105 Luật Đất đai 2013).
Lưu ý: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đất tôn giáo có được cho thuê không?
Cơ sở tôn giáo không được thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Nội dung này đã được quy định rõ trong Luật Đất đai 2013 như sau:
Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. (tại khoản 2 Điều 181).
Như vậy, cơ sở tôn giáo cho thuê đất tôn giáo được xác định là hành vi trái pháp luật.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cơ sở tôn giáo?
Cơ sở tôn giáo trước tiên cần tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các thông tin về diện tích đất của cơ sở theo quy định của pháp luật. Sau đó Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ kiểm tra thực tế, xác định ranh giới cụ thể của thửa đất và quyết định xử lý theo quy định. Và sau khi đã xử lý xong và cơ sở đã đủ điều kiện quy định thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo tại Điều 28 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cơ sở tôn giáo được quy định như sau:
- Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất có chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo các nội dung sau đây:
- Tổng diện tích đất đang sử dụng;
- Diện tích đất cơ sở tôn giáo phân theo từng nguồn gốc: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; nhận chuyển nhượng; nhận tặng cho; mượn của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tự tạo lập; nguồn gốc khác;
- Diện tích đất mà cơ sở tôn giáo đã cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mượn, ở nhờ, thuê;
- Diện tích đất đã bị người khác lấn, chiếm.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra thực tế, xác định ranh giới cụ thể của thửa đất và quyết định xử lý theo quy định sau đây:
- Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó để giải quyết nhằm bảo đảm quyền lợi về sử dụng đất của các bên phù hợp với thực tế;
- Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì giải quyết như đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân mượn đất, thuê đất của hộ gia đình, cá nhân khác theo quy định của pháp luật đất đai;
- Diện tích đất mở rộng cơ sở tôn giáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; bị lấn, bị chiếm; đang có tranh chấp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật.
- Diện tích đất của cơ sở tôn giáo sau khi đã xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều này và có đủ điều kiện quy định tại Khoản 4 Điều 102 của Luật Đất đai thì cơ sở tôn giáo được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài.
- Trường hợp đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện (kể cả trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 01 tháng 7 năm 2004) thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức và thời hạn sử dụng đất tương ứng với mục đích đó như đối với hộ gia đình, cá nhân.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đất tôn giáo có được cho thuê không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về thủ tục hủy bỏ đăng ký hiến tạng ở người sống. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Đất này do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm: Chùa, nhà thờ, nhà nguyện, niệm phật đường, tu viện, thánh thất, thánh đường, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.
Theo Luật Đất đai 2013 quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quản lý đất tôn giáo, cụ thể:
– Có thẩm quyền giao đất đối với cơ sở tôn giáo (điểm b khoản 1 Điều 59 Luật Đất đai 2013).
– Có thẩm quyền thu hồi đất đối với cơ sở tôn giáo (điểm a khoản 1 Điều 66 Luật Đất đai 2013).
– Có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở tôn giáo (khoản 1 Điều 105 Luật Đất đai 2013).
Căn cứ tại Điều 181 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất như sau:
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất
1. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.
2. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Như vậy, cơ sở tôn giáo không được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Theo khoản 2 Điều 159 Luật Đất đai 2013, ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.
Như vậy, cơ sở tôn giáo chỉ bị hạn chế sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất không bị hạn chế.