Thông tin về việc đăng ký thành lập Công ty TNHH Một Mình Tao được cộng đồng quan tâm. Sở KH&ĐT cho biết đang xem xét hồ sơ của DN này. Vậy, việc đặt tên công ty TNHH Một Mình Tao có khả năng được sở cấp phép hay không? Phòng tư vấn pháp lý luật doanh nghiệp của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 01/2021/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp.
Nội dung tư vấn
Quy định theo pháp luật hiện hành về việc đặt tên cho doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về đặt tên cho doanh nghiệp được chỉ rõ như sau:
Điều 37. Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Như vậy, để được chấp thuận đăng ký; tên doanh nghiệp phải đáp ứng được đủ các điều kiện trên.
Cụm từ “Một Mình Tao” trong việc đặt tên công ty TNHH Một Mình Tao hiểu thế nào?
Thành tố “Một Mình Tao” là tên riêng cần được xem xét có phạm luật hay không. Theo các từ điển tiếng Việt phổ thông; “Tao” có nhiều nghĩa; trong đó có một nghĩa là đại từ tự xưng khi giao tiếp với người khác; có thể mang ý nghĩa thân mật hoặc coi thường người khác.
Riêng từ “Tao” thì khó có thể cho rằng; đây là từ ngữ vi phạm thuần phong mỹ tục. Tuy nhiên, nguyên cả cụm “Một Mình Tao” sẽ mang ý nghĩa tiêu cực; thể hiện thái độ khinh thường người khác; vi phạm việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; nên đặt tên có cụm từ này khó được chấp nhận.
Đặt tên công ty TNHH Một Mình Tao được không?
Các điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp
Theo điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:
Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Vậy đặt tên doanh nghiệp là công ty TNHH Một Mình Tao có được không?
Một trong những tiêu chí khi xem xét tên DN có vi phạm hay không là trường hợp tên DN có sử dụng từ ngữ; ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử; văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; mà thế nào là vi phạm những điều vừa nêu; thì chưa có văn bản pháp luật nêu rõ.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký thành lập ăn theo trào lưu trên mạng xã hội; vì theo họ thì đặt tên như vậy sẽ làm ăn được. Doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm; đảm bảo quyền tự do kinh doanh; quyền được phép kinh doanh; nhưng có những trường hợp doanh nghiệp rất trớ trêu; làm mất thời gian của cơ quan đăng ký kinh doanh để xem xét.
Tuy nhiên, như đã phân tích phía trên; việc đặt tên Công ty TNHH Một Mình Tao sẽ khó được chấp nhận; vì không đảm bảo tính lịch sự, chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử kinh doanh.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 điều 41 Luật Doanh nghiệp quy định như sau:
Điều 41. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Theo điểm b khoản 2 điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 thì; tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng kí trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng kí; sẽ được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Như vậy, cách đặt tên đó không hợp pháp.
Theo pháp luật hiện hành; việc đề nghị đăng kí tên doanh nghiệp trùng; hoặc dễ gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác; là trái pháp luật. Tuy nhiên, theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP; đặt trùng tên những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản thì được chấp nhận.
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp.