Có rất nhiều những loại đất khác nhau được quy định tại Luật Đất đai 2013 và các Nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan. Một trong số đó là đất tái định cư. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn còn chưa hiểu rõ về loại đất này? Liệu đất tái định cư có được bán không là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Vậy hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý:
Đất tái định cư là gì?
Để biết được đất tái định cư có được bán không? Ta cần làm rõ đất tái định cư là gì. Hiện pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về đất tái định cư. Tuy nhiên, khái niệm đất tái định cư có thể được hiểu dựa trên Luật Đất đai 2013 và các văn bản liên quan. Đất tái định cư là quỹ đất được Nhà nước cấp để bồi thường cho những trường hợp bị thu hồi đất bất đắc dĩ, giúp người dân có nơi an cư mới, nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Không phải ai cũng thuộc đối tượng được bồi thường đất tái định cư theo quy định của pháp luật. Theo đó, chỉ những trường hợp thuộc Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP mới được bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất ở.
Suất tái định cư tối thiểu là bao nhiêu?
Một quy định khác rất quan trọng về đất tái định cư đó là suất tái định cư tối thiểu. Pháp luật hiện hành đã quy định về suất tái định cư tối thiểu tại Điều 27 Nghị định 47/2014/NĐ-CP. Theo đó:
- Suất tái định cư tối thiểu đối với trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền để phù hợp với việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư.
- Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở thì diện tích đất ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương (mỗi tỉnh, thành quy định diện tích tách thửa khác nhau) và diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở (nhở hơn 25m2)
- Nếu suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng nhà ở thì diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.
- Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được tính bằng tiền thì khoản tiền cho suất tái định cư tối thiểu tương đương với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở, nhà ở tại nơi bố trí tái định cư. Căn cứ vào quy định cụ thể.
Đất tái định cư có được bán không?
Để xác định được đất tái định cư có được bán hay không, cần phải xác định xem người được bồi thường đất tái định cư đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hay chưa? Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ không đủ điều kiện chuyển nhượng, việc chuyển nhượng sẽ không được nhà nước công nhận. Còn đối với đất tái định cư đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc chuyển nhượng, mua bán quyền sử dụng đất có thể được thực hiện như bình thường theo quy định của pháp luật.
Vậy, đối với đất tái định cư chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có cách nào để thực hiện mua bán, chuyển nhượng hay không? Tren thực tế, người dân thường dùng hợp đồng uỷ quyền để gián tiếp chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác mà không vi phạm pháp luật. Theo đó, người muốn bán đất sẽ lập hợp đồng uỷ quyền để uỷ quyền cho người mua đất toàn quyền sử dụng, làm sổ, cấp sổ nhà, xây dựng, chuyển nhượng…Tuy nhiên, người nhận uỷ quyền (tức người mua đất) sẽ không được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đến khi người bán được cấp Giấy chứng nhận và công chứng hợp đồng chuyển nhượng., vì vậy cách thức này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua đất.
Những rủi ro khi sử dụng hợp đồng uỷ quyền để chuyển nhượng đất tái định cư.
Khi sử dụng hợp đồng uỷ quyền làm phương thức để chuyển nhượng, mua bán quyền sử dụng đất, người mua có thể gặp những rủi ro sau đây:
- Hợp đồng uỷ quyền có thể bị vô hiệu, hoặc bị bên bán đơn phương chấm dứt hợp đồng: Do bản chất là một hợp đồng, hợp đồng này hoàn toàn có thể bị vô hiệu hoặc bị đơn phương chấm dứt bởi bên bán nếu bên bán đổi ý. Lúc này, người mua có thể đã chuyển tiền mua đất cho người bán, và việc đòi lại tiền có thể phải trải qua nhiều thủ tục pháp lý phức tạp nếu bên bán không tự nguyện trả.
- Bên mua khó chuyển nhượng đất cho người khác: Bởi do đã có những quyền sử dụng cơ bản đối với diện tích đất tái định cư, nhưng diện tích đất này lại chưa đứng tên người mua, chưa được ghi nhận quyền sử dụng trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, diện tích đất sẽ có tính thanh khoản thấp, tạo nhiều rủi ro cho người mua, đặc biệt là những người mua đất nhằm đích kinh doanh bất động sản.
Có thể bạn quan tâm:
- Đất tái định cư có phải nộp thuế không?
- Cách xác định giá đất tái định cư nhanh, đơn giản 2022
- Đất tái định cư, nộp tiền sử dụng đất thế nào theo quy định năm 2022?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đất tái định cư có được bán không?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty, xác nhận tình trạng độc thân, trích lục bản án ly hôn …; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Trường hợp trong hộ gia đình trên mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.
– Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND tỉnh;
– Không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi
Về mặt pháp lý người được cấp đất tái định cư là đất ở có đủ quyền sở hữu. Do đó đất tái định cư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thì về bản chất người có quyền sử dụng đất hợp pháp này hoàn toàn có thể được tách sổ đỏ; nếu nó đảm bảo các quy định về điều kiện tách sổ đỏ theo quy định của pháp luật: diện tích tối thiểu; có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; làm thủ tục xin tách sổ đỏ…