Chào Luật sư X. Tôi có mua một mảnh đất là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp hiện đất này đang được tôi sử dụng với mục đích làm nơi sản xuất vậy liệu xây dựng cho công ty của tôi tại Cần Thơ. Tôi đã làm xong thủ tục để được cấp sổ đỏ đứng tên mình đối với diện tích đất này vào tuần trước. Mảnh đất này trước đây là đất thổ cư nhưng tôi đã chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp từ năm 2018 và đã được cấp giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền. Nay tôi muốn dỡ nơi sản xuất nằm trên mảnh đất này để xây dựng nhà ở. Theo như tôi tìm hiểu thì được biết phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất mới có thể xây nhà. Cho tôi hỏi hiện nay pháp luật có quy định như thế nào về chuyển mục đích sử dụng của đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Sau đây mời bạn cùng Luật sư X tham khảo bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Đất sản xuất kinh doanh phi nông được làm những việc gì?
Theo điểm đ khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định:
Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
Đồng thời, tại Điều 153 Luật Đất đai 2013 có quy định:
Đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
- Đất thương mại, dịch vụ bao gồm đất xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, thương mại, dịch vụ.
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp bao gồm đất để xây dựng các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất. - Việc sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định về bảo vệ môi trường.
…
Theo như quy định trên, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Đây là loại đất dùng để xây dựng các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.
Tuy nhiên, khi xây dựng công trình trên đất thì người sử dụng đất cũng cần lưu ý về việc phù hợp với quy hoạch xây dựng, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
Thủ tục chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất ở thực hiện như thế nào?
Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:
“1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
- Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.”
Và Khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định:
“Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ, gồm có:
- Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ gồm:
a) Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Bạn nộp hồ sơ bao gồm:
Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp sang đất ở
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại cơ quan tài nguyên và môi trường
Sau đó cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ xem xét và trình ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Các loại đất nào có thể chuyển thành thổ cư?
Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất, tất cả các loại đất không phải là đất ở, muốn xây dựng nhà ở (đất thổ cư) cần phải xin chuyển mục đích sử dụng đất. Ngoại trừ các loại đất ODT, ONT, những loại đất sau để có khả năng chuyển thành thổ cư:
TT | Loại đất | Mã | TT | Loại đất | Mã |
I | NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP | 13 | Đất khu công nghiệp | SKK | |
1 | Đất chuyên trồng lúa nước | LUC | 14 | Đất khu chế xuất | SKT |
2 | Đất trồng lúa nước còn lại | LUK | 15 | Đất cụm công nghiệp | SKN |
3 | Đất lúa nương | LUN | 16 | Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp | SKC |
4 | Đất bằng trồng cây hàng năm khác | BHK | 17 | Đất thương mại, dịch vụ | TMD |
5 | Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác | NHK | 18 | Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản | SKS |
6 | Đất trồng cây lâu năm | CLN | 19 | Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm | SKX |
7 | Đất rừng sản xuất | RSX | 20 | Đất giao thông | DGT |
8 | Đất rừng phòng hộ | RPH | 21 | Đất thủy lợi | DTL |
9 | Đất rừng đặc dụng | RDD | 22 | Đất công trình năng lượng | DNL |
10 | Đất nuôi trồng thủy sản | NTS | 23 | Đất công trình bưu chính, viễn thông | DBV |
11 | Đất làm muối | LMU | 24 | Đất sinh hoạt cộng đồng | DSH |
12 | Đất nông nghiệp khác | NKH | 25 | Đất khu vui chơi, giải trí công cộng | DKV |
II | NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP | 26 | Đất chợ | DCH | |
1 | Đất xây dựng trụ sở cơ quan | TSC | 27 | Đất bãi thải, xử lý chất thải | DRA |
2 | Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp | DTS | 28 | Đất công trình công cộng khác | DCK |
3 | Đất xây dựng cơ sở văn hóa | DVH | 29 | Đất cơ sở tôn giáo | TON |
4 | Đất xây dựng cơ sở y tế | DYT | 30 | Đất cơ sở tín ngưỡng | TIN |
5 | Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo | DGD | 31 | Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng | NTD |
6 | Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao | DTT | 32 | Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối | SON |
7 | Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ | DKH | 33 | Đất có mặt nước chuyên dùng | MNC |
8 | Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội | DXH | 34 | Đất phi nông nghiệp khác | PNK |
9 | Đất xây dựng cơ sở ngoại giao | DNG | III | NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG | |
10 | Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác | DSK | 1 | Đất bằng chưa sử dụng | BCS |
11 | Đất quốc phòng | CQP | 2 | Đất đồi núi chưa sử dụng | DCS |
12 | Đất an ninh | CAN | 3 | Núi đá không có rừng cây | NCS |
13 | Đất khu công nghiệp | SKK |
Những trường hợp phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
Đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được quy định tại Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010, bao gồm:
- Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
- Đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Con riêng có được hưởng thừa kế không?
- Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu theo quy định pháp luật 2023?
- Đối tượng được hưởng thừa kế thế vị 2023
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề liên quan đến “Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp quy định ra sao 2023?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là thủ tục làm sổ đỏ cho đất vườn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín
Câu hỏi thường gặp
Cụ thể tại Điều 3 Nghị định 53/2011/NĐ-CP, đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh quy định tại Điều 3 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 thuộc đối tượng không chịu thuế, cụ thể:
Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm:
Đất giao thông, thủy lợi bao gồm đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, đường sắt, đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay, bao gồm cả đất nằm trong quy hoạch xây dựng cảng hàng không, sân bay nhưng chưa xây dựng do được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn phát triển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đất xây dựng các hệ thống cấp nước (không bao gồm nhà máy sản xuất nước), hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn giao thông, an toàn thủy lợi;
Đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng bao gồm đất sử dụng làm nhà trẻ, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, công trình văn hóa,…;
Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định bảo vệ;
Đất xây dựng công trình công cộng khác bao gồm đất sử dụng cho mục đích công cộng trong khu đô thị, khu dân cư nông thôn; đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;….
Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng bao gồm đất thuộc nhà chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.
Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ bao gồm diện tích đất xây dựng công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ theo khuôn viên của thửa đất có các công trình này.
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp gồm:
Đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, trụ sở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức sự nghiệp công lập; trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức quốc tế liên chính phủ được hưởng ưu đãi, miễn trừ tương đương cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam;
Đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, ngoại giao của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức sự nghiệp công lập.
Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh gồm:
Đất thuộc doanh trại, trụ sở đóng quân;
Đất làm căn cứ quân sự;
Đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
Đất làm ga, cảng quân sự;
Đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
Đất làm kho tàng của các đơn vị vũ trang nhân dân;
Đất làm trường bắn, thao trường, bãi tập, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
Đất làm nhà khách, nhà công vụ, nhà thi đấu, nhà tập luyện thể dục, thể thao và các cơ sở khác thuộc khuôn viên doanh trại, trụ sở đóng quân của các đơn vị vũ trang nhân dân;
Đất làm trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;
Đất xây dựng các công trình chiến đấu, công trình nghiệp vụ quốc phòng, an ninh khác do Chính phủ quy định.
Đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình của hợp tác xã phục vụ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất tại đô thị sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;…
Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ tại nông thôn được quy định như sau:
– Đối với vùng kinh tế là vùng trung du và miền núi phía bắc gồm: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh thì khung giá đất được quy định như sau :
Tại xã đồng bằng giá tối là 30.000 đồng/m2, giá tối đa sẽ là 5.100.000 đồng/m2;
Tại xã trung du thì giá tối thiểu là 24.000 đồng/m2, giá tối đa sẽ là 4.200.000 đồng/m2;
Tại xã miền núi thì giá tối thiểu là 15.000 đồng/m2 và giá tối đa sẽ là 5.700.000 đồng/m2.
– Đối với vùng kinh tế là vùng đồng bằng sông Hồng gồm Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình thì khung giá đất được xác định như sau:
Tại xã đồng bằng thì khung giá tối thiểu sẽ là 60.000 đồng/m2, khung giá tối đa sẽ là 17.400.000 đồng/m2;
Tại xã trung du thì khung giá tối thiểu 48.000 đồng/m2, khung giá tối đa là 9.000.000 đồng/m2;
Tại xã miền núi thì khung giá tối thiểu là 42.000 đồng/m2, giá tối đa là 5.400.000 đồng/m2
– Đối với vùng kinh tế thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận thì khung giá đất được xác định như sau:
Tại xã đồng bằng thì khung giá tối thiểu là 24.000 đồng/m2, khung giá tối đa là 7.200.000 đồng/m2;
Tại xã trung du thì giá tối thiểu là 18.000 đồng/m2, giá tối đa sẽ là 4.800.000 đồng/m2;
Tại xã miền núi thì khung giá tối thiểu là 15.000 đồng/m2, giá tối đa là 3.600.000 đồng /m2;
– Đối với vùng kinh tế thuộc vùng Bắc Trung bộ gồm Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế thì khung giá đất sản xuất kinh doanh nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn thì khung giá đất được quy định như sau:
Tại xã vùng đồng bằng thì giá tối thiểu là 21.000 đồng/m2, giá tối đa là 7.200.000 đồng/m2;
Tại xã trung du thì giá tối thiểu là 18.000 đồng/m2, giá tối đa là 4.200.000 đồng/m2;
Tại xã miền núi thì khung giá tối thiểu là 12.000 đồng/m2, giá tối đa là 3.000.000 đồng/m2.
– Đối với vùng kinh tế thuộc vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh KonTum, Gia Lai,Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng thì khung giá đất đối với loại xã miền núi thì giá tối thiểu sẽ là 9.000 đồng/m2, giá tối đa sẽ là 4.500.000 đồng/m2.
– Đối với vùng kinh tế thuộc vùng Đông Nam bộ gồm các tỉnh thành Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh thì:
Tại khu vực xã đồng bằng thì khung giá đất tối thiểu sẽ là 36.000 đồng/m2, khung giá đất tối đa sẽ là 10.800.000 đồng/m2;
Tại khu vực xã trung du thì khung giá tối thiểu là 30.000 đồng/m2, giá tối đa đối với xã trung du sẽ là 7.200.000 đồng/m2;
Tại khu vực xã miền núi thì giá tối thiểu là 24.000 đồng/m2, giá tối đa sẽ là 5.400.000 đồng/m2.
– Đối với vùng kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm những tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau thì khung giá đất sản xuất , kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ tại nông thôn đối với xã đồng bằng thì giá tối thiểu là 24.000 đồng/m2, còn giá tối đa sẽ là 9.000.000 đồng/m2.
Căn cứ Điều 59 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền cho phép cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở.