Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay đất rừng sản xuất được quy định như thế nào? Đất rừng sản xuất có những loại nào? Mục đích sử dụng của đất rừng sản xuất được quy định ra sao? Đất rừng sản xuất hiện nay có được chuyển nhượng hay không? Đất rừng sản xuất có được phép xây nhà không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Đất rừng sản xuất trồng được cây gì?
Theo sự phát triển đô thị, nhu cầu sử dụng gỗ cho nội thất, vật liệu xây dựng và giấy văn phòng ngày càng tăng cao. Mặc dù từ 2011, Việt Nam đã tự chủ về nguồn cung gỗ nhưng vẫn còn cách xa Tổng nhu cầu sử dụng, khoảng cách này đang ngày càng dãn cách. Dự báo sự tăng giá của nguyên liệu gỗ. Để tự cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ cho ngành chế biến, Việt Nam bắt buộc phải mở rộng mô hình trồng rừng.
Sau nhiều lần thử nghiệm thất bại, các đơn vị Quản lý & Vận hành đã tìm ra câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi đất rừng sản xuất trồng được cây gì: giống cây Bạch đàn cao sản là giống cây đem lại hiệu quả cao, lợi nhuận vượt trội so với các giống cây trồng khác. Chính vì vậy, giống cây Bạch đàn cao sản là sự lựa chọn hàng đầu của những đơn vị Quản lý & Vận hành rừng sản xuất.
Phân loại đất rừng sản xuất hiện nay như thế nào?
Rừng sản xuất được phân loại theo 2 đối tượng:
- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
- Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.Quy định sử dụng đất rừng sản xuất
Đối với đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sẽ có quy định như sau:
“Điều 54. Giao đất không thu tiền sử dụng đất
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
…
2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;”
Như vậy có nghĩa đối với loại đất này, nhà nước sẽ giao quyền sử dụng và không thu tiền. Ngoài ra quy định tại điều 135. Đất rừng sản xuất của Luật Đất đai 2013 có ghi rõ:
“1. Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
2. Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:
a) Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 của Luật này để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;
b) Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;
c) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.
3. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
4. Đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư không thể giao trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.”
Ngoài ra đất rừng sản xuất chỉ được giao tối đa cho mỗi hộ gia đình không được vượt quá 30 ha. Trong những trường hợp được giao thêm thì sẽ không vượt quá 25 ha. Loại đất rừng sản xuất thuộc đất giao lại từ nhà nước có thời gian ổn định lâu dài.
Đối tượng được Nhà nước giao và cho thuê rừng sản xuất
* Giao rừng sản xuất không thu phí sử dụng rừng
Cụ thể tại khoản 3 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017, Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
– Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng;
– Đơn vị vũ trang;
– Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.
* Cho thuê rừng sản xuất
Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
Quy định về việc sử dụng rừng sản xuất
Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Theo khoản 1 Điều 58 Luật Lâm nghiệp 2017, điều kiện khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:
– Chủ rừng là tổ chức phải có phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư khai thác gỗ có đề nghị và được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận.
Trong đó, Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên thực hiện theo quy định Luật Lâm nghiệp 2017 và Quy chế quản lý rừng.
Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng được thực hiện theo quy định tại Điều 59 Luật Lâm nghiệp 2017, cụ thể như sau:
– Chủ rừng quyết định khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của mình.
– Trường hợp rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác lâm sản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định.
– Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng thực hiện theo quy định Luật Lâm nghiệp 2017 và Quy chế quản lý rừng.
Các hoạt động khác trong rừng sản xuất
Đối với các hoạt động khai thác khác như sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất, thì cá nhân, tổ chức được phép thực hiện như sau:
– Được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ; chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, không làm suy giảm chất lượng rừng.
– Được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, không làm thoái hóa, ô nhiễm đất; không chuyển mục đích sử dụng đất rừng.
– Được kết hợp kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập.
– Được tự tổ chức, hợp tác, liên doanh, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê rừng, thuê môi trường rừng phù hợp với quyền của chủ rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
– Được xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Đất rừng sản xuất được trồng cây gì theo quy định?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về các trường hợp nhà nước thu hồi hay vấn đề bồi thường khi thu hồi đất; chia thừa kế nhà đất… cũng như để được tư vấn về các vấn đề liên quan đến khác; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Thuê đất rừng sản xuất như thế nào?
- Xác định giá thuê đất trong khu công nghiệp như thế nào?
- Kinh nghiệm làm hợp đồng cho thuê đất bạn nên biết năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này
Quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất được ghi rõ tại điều 57 trong Luật đất đai 2013
“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;”
Rừng sản xuất là loại đất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
Đất rừng sản xuất được phép chuyển mục đích sử dụng tùy theo căn cứ nhu cầu của người sử dụng đất và dựa vào quyết định mục đích sử dụng đất của Nhà nước.