Đối với các thành phố vừa và nhỏ tình trạng quy hoạch đất đai đang ngày càng phổ biến. Để cải tạo cấu trúc, xây dựng những khu đô thị phù hợp với mục tiêu phát triển và định hướng của từng khu vực thì việc quy hoạch là cần thiết. Đất quy hoạch 1/500 là một trong những loại đất quy hoạch phổ biến hiện nay. Nhiều người đang sở hữu những lô đất lớn trong khu quy hoạch này thường có nhu cầu thực hiện tách thửa đất để gia tăng lợi nhuận. Vậy đất quy hoạch 1/500 có được tách thửa không? Để làm rõ vấn đề này mời các bạn đón đọc bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Đất quy hoạch 1/500 là gì?
Đất quy hoạch 1/500 không xây dựng độc lập được mà bắt buộc phải gắn liền với dự án đầu tư, công trình xây dựng dân dụng hay công nghiệp. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ dựa vào đây để có cơ sở cấp giấy phép đầu tư xây dựng.
Đất quy hoạch 1/500 có được tách thửa không?
Đất quy hoạch 1/500 cũng giống như các loại đất quy hoạch khác. Nếu đất đang trong diện quy hoạch treo thì vẫn được quyền thực hiện thủ tục tách thửa nếu đáp ứng đủ điều kiện tách thửa theo quy định của pháp luật. Còn nếu đất đang trong diện quy hoạch đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không thể thực hiện tách thửa. Việc tách thửa đất quy hoạch phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng đất của mỗi địa phương. Căn cứ Khoản 7 Điều 49 Luật đất đai 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch có quy định như sau:
“Điều 49. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật
Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, sẽ có 02 trường hợp xảy ra:
- Nếu đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất không thể thực hiện được các quyền của người sử dụng đất, trong đó có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tách thửa, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất,…
- Nếu trong diện quy hoạch chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, tức là đất thuộc diện quy hoạch treo thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ thực hiện thủ tục tách thửa đất quy hoạch 1/500
Để thực hiện tách thửa đất quy hoạch 1/500 thì người sở hữu cần nộp một số loại giấy tờ nhất định. Hồ sơ được nộp đến văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ để làm tách thửa đất bao gồm các giấy tờ thiết liên quan tới đến đai, như vậy mới đủ điều kiện để được tách thửa theo quy định. Tại đây văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện kiểm tra giấy tờ và thông tin quy hoạch đất. Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ thực hiện thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất quy định như sau:
– Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Thủ tục tách thửa đất quy hoạch 1/500 như thế nào?
Thực hiện việc tách thửa đất như thế nào hay thông qua những bước dưới đây. Với những bước chuẩn bị điều kiện cũng như hồ sơ cần để tách thửa, kèm theo nơi nộp hồ sơ và lệ phí cần thiết để tách thửa.
Thủ tục tách thửa đất quy hoạch giống với thủ tục tách thửa đất thông thường. Đất quy hoạch muốn được tách thửa sẽ trải qua 4 bước. Quan trọng nhất là việc kiểm tra thông tin quy hoạch ở địa phương. Căn cứ Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.
Việc nộp giấy tờ khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận không được yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp thêm các giấy tờ khác ngoài các giấy tờ phải nộp theo quy định tại các Điều 8, 9, 9a, 9b và 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT và các giấy tờ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4, các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 6, các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 7, Khoản 1 Điều 8 của Thông tư liên tịch 88/2016/TT-BTC-BTNMT
- Khi nộp các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai, Điều 18, 31, 32, 33 và 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP (nếu có) để làm thủ tục đăng ký lần đầu hoặc đăng ký biến động theo quy định tại các Điều 8, 9, 9a, 9b và 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
- Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
- Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
- Nộp bản chính giấy tờ.
- Trường hợp nộp bản sao giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì:
Khi nhận Giấy chứng nhận, người được cấp Giấy chứng nhận phải nộp bản chính các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho cơ quan trao Giấy chứng nhận để chuyển lưu trữ theo quy định Thông tư 24/2014/TT-BTNMT;
Trừ các giấy tờ là giấy phép xây dựng;
Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, quyết định đầu tư, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư.
- Khi nộp chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động về đất đai, tài sản gắn liền với đất thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
- Nộp bản sao đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
- Nộp bản sao và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
- Nộp bản chính (đối với trường hợp có 2 bản chính).
Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai đo đạc địa chính để chia tách thửa đất
Bước 3: Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
Bước 4: Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Mời bạn xem thêm
- Thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc về ai năm 2023?
- Năm 2023 có được chuyển mục đích sử dụng đất không phù hợp quy hoạch?
- Quy định mới đất khai hoang có bị thu hồi không?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Đất quy hoạch 1/500 có được tách thửa không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về chuyển đổi xin tách thửa đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
– Diện tích tối thiểu tức là diện tích ban đầu của mảnh đất và mảnh đất còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn (bao gồm cả khi hợp thửa với thửa đất liền kề). Mảnh đất đó cần phải thỏa mãn được các điều kiện về diện tích của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành.
Theo đó, các mảnh đất được tách phải đảm bảo các quy định sau:
+ Có kích thước không nhỏ hơn 30m2 với khu vực tại phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mức giao đất ở tối thiểu theo điều kiện bảng trên với các xã còn lại.
+ Chiều rộng và sâu từ 3m trở lên.
Sẽ có 02 trường hợp xảy ra:
– Nếu đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất không thể thực hiện được các quyền của người sử dụng đất, trong đó có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tách thửa, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất,…
– Nếu trong diện quy hoạch chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, tức là đất thuộc diện quy hoạch treo thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu đất đang trong diện quy hoạch treo thì vẫn được quyền thực hiện thủ tục tách thửa nếu đáp ứng đủ điều kiện tách thửa theo quy định của pháp luật. Còn nếu đất đang trong diện quy hoạch đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không thể thực hiện tách thửa.
Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ thực hiện thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất quy định như sau:
– Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.