Nông nghiệp là một ngành kinh tế chủ chốt tại nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi nó cung cấp việc làm cho một phần lớn dân số và đóng góp vào GDP. Đất nông nghiệp là loại đất được sử dụng chủ yếu cho mục đích sản xuất nông nghiệp, bao gồm việc trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động liên quan đến việc sản xuất thực phẩm, nguyên liệu thô, và các sản phẩm nông nghiệp khác. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Đất nông nghiệp có sổ đỏ không? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Đất nông nghiệp có sổ đỏ không?
Đất nông nghiệp là nền tảng chính để sản xuất thực phẩm. Nó cung cấp nguyên liệu để trồng cây lương thực, cây ăn quả, rau củ, và các sản phẩm nông nghiệp khác, từ đó đảm bảo cung cấp thực phẩm cho người dân. Các quốc gia thường có các quy định và kế hoạch quy hoạch sử dụng đất để xác định mục đích và cách sử dụng đất nông nghiệp. Điều này giúp bảo vệ tài nguyên đất và quản lý phát triển bền vững.
Theo khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
…
Do đó, Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những trường hợp sau:
– Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận;
– Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
– Người nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho;
– Người được sử dụng đất theo bản bán, quyết định của Tòa án; quyết quả hòa giải thành;
– Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
– Người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
– Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa;
– Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
Đồng thời tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cũng quy định về các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất
– Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 Luật Đất đai 2013.
– Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
– Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất;
– Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận;
– Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, người sử dụng đất nông nghiệp được cấp Sổ đỏ nếu thuộc một trong các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc vào trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận như đã nêu trên thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sổ đỏ đất nông nghiệp của hộ gia đình có thời hạn là bao lâu?
Nông nghiệp là nguồn thu nhập chính cho hàng triệu người, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Đất nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt môi trường, xã hội và an ninh lương thực. Đất nông nghiệp góp phần đảm bảo nguồn cung thực phẩm ổn định và an toàn, đặc biệt trong các cộng đồng nông thôn và khu vực đang phát triển.
Theo khoản 2 Điều 15 Luật Đất đai 2013 quy định về Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất như sau:
Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất
1. Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
2. Nhà nước quy định thời hạn sử dụng đất bằng các hình thức sau đây:
a) Sử dụng đất ổn định lâu dài;
b) Sử dụng đất có thời hạn.
Theo đó, Nhà nước quy định thời hạn sử dụng đất theo 02 hình thức:
– Sử dụng đất ổn định lâu dài;
– Sử dụng đất có thời hạn.
Căn cứ theo Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định đất sử dụng có thời hạn như sau:
Đất sử dụng có thời hạn
1. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.
….
Theo đó, sổ đỏ đất nông nghiệp có thời hạn giống như thời hạn mà hộ gia đình đó được giao đất, cụ thể là 50 năm. Tuy nhiên không phải đất nông nghiệp nào cũng có thời hạn sử dụng, sổ đỏ đất nông nghiệp của hộ gia đình có thời hạn sử dụng là 50 năm đối với những loại đất sau:
– Đất trồng cây hàng năm,
– Đất nuôi trồng thủy sản,
– Đất làm muối,
– Đất trồng cây lâu năm,
– Đất rừng sản xuất
– Đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
>> Xem ngay: Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ online
Hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình là bao nhiêu?
Đất nông nghiệp là cơ sở để phát triển các cộng đồng nông thôn, giúp giữ gìn văn hóa và phong tục truyền thống của các vùng nông thôn. Đất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phục hồi và phát triển các khu vực bị thiên tai hoặc khủng hoảng kinh tế. Việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp một cách bền vững là rất quan trọng để bảo vệ tài nguyên đất cho các thế hệ tương lai.
Theo Điều 129 Luật Đất đai 2013 quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp như sau:
Loại đất | Hạn mức giao đất |
Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối | – Tối đa 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;- Tối đa 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác. |
Đất trồng cây lâu năm | – Tối đa 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;- Tối đa 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. |
– Đất rừng phòng hộ;- Đất rừng sản xuất. | Tối đa 30 héc ta |
Trường hợp hộ gia đình được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối | Tổng tối đa 05 héc ta |
Trường hợp hộ gia đình được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và giao thêm đất rừng sản xuất | – Tổng tối đa 05 héc ta đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối- Hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta |
Trường hợp hộ gia đình được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và giao thêm đất trồng cây lâu năm | – Tổng tối đa 05 héc ta đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối- Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm:+ Tối đa 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;+ Tối đa 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. |
Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng | Hạn mức tối đa thực hiện như từng loại đất trên |
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đất nông nghiệp có sổ đỏ không?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay thường gọi là phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND cấp tỉnh nên mức thu của mỗi tỉnh, thành là khác nhau.
Căn cứ quy mô diện tích của thửa đất, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cho từng trường hợp.
Theo Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, căn cứ tính lệ phí trước bạ là giá tính lệ phí trước bạ và mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%). Công thức:
Lệ phí trước bạ phải nộp = Giá tính lệ phí trước bạ x 0,5%
Trong đó, giá tính lệ phí trước bạ đối với quyền sử dụng đất như sau:
– Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 140/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP, giá tính lệ phí trước bạ đối với đất là giá đất tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.
– Giá 1m2 đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.
– Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ là toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân do Văn phòng đăng ký đất đai xác định và cung cấp cho cơ quan thuế.