Đất đai hiện nay gồm nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng với nhiều loại đất khác nhau. Đất nông nghiệp dù bỏ hoang hay không, muốn chuyển thành đất thổ cư phải đáp ứng các điều kiện dưới đây. Vậy, đất nông nghiệp là gì? Khi nào được chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở)? Để hiểu rõ hơn vấn đề mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau: “Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư ?”
Căn cứ pháp lý
Đất nông nghiệp là gì?
Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng; đất đai được chia thành 03 nhóm:
– Nhóm đất nông nghiệp.
– Nhóm đất phi nông nghiệp.
– Nhóm đất chưa sử dụng.
Theo đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
– Đất trồng cây lâu năm.
– Đất rừng sản xuất.
– Đất rừng phòng hộ.
– Đất rừng đặc dụng.
– Đất nuôi trồng thủy sản.
– Đất làm muối.
– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính; và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Đất thổ cư là gì?
Đất thổ cư là đất ở – đất dùng để xây dựng nhà cửa.
Thổ cư là một từ Hán – Việt, được dùng rộng rãi trước đây ở Việt Nam; song hiện nay trong các văn bản pháp luật không còn sử dụng (Xt. Đất ở tại nông thôn; Đất ở tại đô thị).
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại thành 03 nhóm; Đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.
Theo pháp luật đất đai thì không có loại đất nào có tên gọi là đất thổ cư.
Đất thổ cư là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ đất ở; gồm đất ở tại nông thôn (ký hiệu là ONT), đất ở tại đô thị (ký hiệu là OĐT). Hay nói cách khác, đất thổ cư không phải là loại đất theo quy định của pháp luật đất đai mà đây là cách thường gọi của người dân.
Căn cứ khoản 1 Điều 125 Luật Đất đai 2013, đất ở do hộ gia đình; cá nhân sử dụng là loại đất được sử dụng đất ổn định lâu dài (không xác định thời hạn sử dụng chứ không phải là sử dụng vĩnh viễn).
Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư ?
Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình; cá nhân muốn chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư phải được sự cho phép của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện nơi có đất.
Tuy nhiên, không vì thế mà UBND cấp huyện có toàn quyền quyết định mà phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Tóm lại, dù đất nông nghiệp có đang bỏ hoang hay không; thì người dân chỉ được chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của UBND cấp có thẩm quyền.
Quy trình chuyển đất nông nghiệp lên đất thổ cư
Bước 1: Cá nhân, hộ gia đình chuẩn bị hồ xin chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư.
Hồ sơ gồm:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng, sổ đỏ đã cấp).
Bước 2: nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa cấp huyện. Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Bước 3: Xử lý, giải quyết đơn xin chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư theo yêu cầu. Theo đó, đơn vị tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Sau đó, trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng.
Bước 4: Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sau khi hộ gia đình; cá nhân nộp tiền theo thông báo của cơ quan thuế.
Chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư
– Tiền sử dụng đất
Trường hợp chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 1.7.2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận
Nộp lệ phí trước bạ khi được cấp giấy chứng nhận mới từ 100.000 đồng trở xuống/lần cấp.
– Phí thẩm định hồ sơ: Khoản phí thẩm định hồ sơ khi xin chuyển đất nông nghiệp lên đất thổ cư sẽ phụ thuộc vào từng tỉnh.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư ? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Gom hàng và thổi giá kit xét nghiệm Covid có thể bị phạt đến 10 triệu đồng
- Mất CCCD gắn chíp bây giờ đi làm lại kiểu gì?
- Không mang CMND/CCCD ra đường có bị “bắt” không ?
- Công chức và viên chức sinh con thứ 3 có bị xử phạt hay không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 1 Điều 125; Khoản 2 Điều 128 Luật đất đai năm 2013 quy định: đất ở được giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng thì có thời hạn sử dụng lâu dài.
Do đó, khi nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất được sử dụng ổn định lâu dài thì được sử dụng ổn định lâu dài.
người dân chỉ được chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền (quyết định có dấu đỏ) cho dù đất nông nghiệp đó bị “bỏ hoang” hoặc không đủ điều kiện canh tác hoặc canh tác không hiệu quả như thiếu nước, không màu mỡ,…