Đất lâm nghiệp hay còn gọi là đất rừng, là loại đất chiếm chiếm diện tích cũng như tỷ trọng đất nông nghiệp lớn nhất ở Việt Nam. Với ba loại đất chính là đất từng phòng hộ, đất rừng sản xuất và đất rừng đặc dụng, tùy theo từng loại đất lâm nghiệp mà có chức năng khác nhau. Có thể thấy đất rừng là loại đất quan trọng trong diện tích đất tại Việt Nam. Như vậy, với ba loại đất là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng thì đất lâm nghiệp sẽ được xác định vào nhóm nào.
Đất lâm nghiệp thuộc loại đất nào? Đó là chủ đề của bài viết này. Luật sư X hi vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề cho các bạn.
Căn cứ pháp lý
Đất lâm nghiệp là gì? Đất lâm nghiệp thuộc loại đất nào?
Để thuận tiện cho quá trình quản lý và phát triển đất, Đảng và Nhà nước ta đã phân chia nhiều đất thành nhiều loại khác nhau. Hiện nay theo quy định thì đất đai sẽ có các loại đất thuộc nhóm nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.
Theo quy định hiện nay thì đất lâm nghiệp là một loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Và căn cứ theo điều 10 của Luật đất đai thì đất lâm nghiệp sẽ ngầm hiểu là đất trồng rừng thuộc một trong các loại đất nông nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng.
Diện tích đất lâm nghiệp hiện nay là bao nhiêu?
Theo như quyết định số 387/QĐ-BTNMT về phê duyệt, công bố kết quả thống kê diện tích đất đai 2020 được công bố vào ngày 2/3/2022. Kết quả thống kê được tính đến hết ngày 31/12/2020 thì diện tích đất rừng nước ta hiện nay như sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên: 33.134.427 ha, bao gồm:
– Diện tích nhóm đất nông nghiệp: 27.983.482 ha
- Đất nông nghiệp sản xuất: 11.718.391 ha
- Đất lâm nghiệp: 15.404.790 ha
- Đất rừng sản xuất: 7.992.893 ha
- Đất rừng phòng hộ: 5.118.674 ha
- Đất rừng đặc dụng: 2.293.222 ha
- Đất nuôi trồng thủy sản: 788.184 ha
- Đất làm muối: 15.586 ha
- Đất nông nghiệp khác: 58.532 ha
– Diện tích đất phi nông nghiệp: 3.931.119 ha
– Diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 1.219.826 ha
Như vậy có thể thấy hiện nay diện tích đất lâm nghiệp ở nước ta là 15.404.790 ha chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm đất nông nghiệp.
Phân loại đất lâm nghiệp
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng phòng hộ là những diện tích được dùng với mục đích chống xói mòn, sạt lở, điều hòa khí hậu, giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra. Nó sẽ chia ra thành hai loại tùy vào mức độ xung yếu, đó là:
– Rừng phòng hộ những nơi biên giới, bảo vệ nguồn nước sạch cho cộng đồng, rừng phòng hộ đầu nguồn.
– Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát.
Đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất sẽ được dùng chủ yêu để cung cấp lâm sản. qua đó phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của con người. Bên cạnh đó, đất rừng sản xuất cũng có thể được kết hợp với những khu giải trí, nghỉ dưỡng mang đến nhiều dịch vụ môi trường rừng.
Đất rừng đặc dụng
Đây là đất lâm nghiệp được quy định để dùng cho mục đích bảo tồn, gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên. Bên cạnh đó là phục vụ cho công tác nghiên cứu, thí nghiệm học liên quan đến rừng, các loại động vật, thực vật. Trừ những khu được bảo vệ nghiêm ngặt, đất rừng đặc dụng cũng được dùng trong trường hợp bảo tồn di tích quốc gia; du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng và cung ứng dịch vụ:
– Khu dự trữ thiên nhiên
– Khu bảo tồn loài – sinh cảnh
– Vườn quốc gia
– Khu rừng tín ngưỡng, bảo vệ môi trường sống đô thị, khu phát triển công nghệ cao, khu kinh tế,…
– Vườn thực vật, rừng giống quốc gia.
Đất lâm nghiệp có được chuyển nhượng không?
Theo quy định tại khoản 3, Điều 192 Luật đất đai 2013: Đất rừng sản xuất được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì có chuyển nhượng, tặng cho sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất của Chính phủ.
Tuy nhiên, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất này phải được thông qua xác nhận của chính quyền địa phương. Các trường hợp chuyển nhượng trái phép đều bị xử phạt hành chính theo quy định.
Những trường hợp không được chuyển nhượng đất lâm nghiệp
Theo Điều 191 Luật đất đai 2013, những trường hợp sau đây không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất lâm nghiệp:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
- Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.”
Có được xây nhà trên đất lâm nghiệp không?
Theo Khoản 1, Điều 170 của Luật đất đai 2013, sử dụng đất lâm nghiệp phải đúng mục đích là đúng quy định. Vì vậy, xây nhà trên đất lâm nghiệp được xem là trái pháp luật. Những cá nhân, tổ chức nào cố tình xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định.
Nếu muốn xây dựng nhà trên đất lâm nghiệp phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, và phải có sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mức xử phạt khi xây nhà trên đất lâm nghiệp
Trong trường hợp xây nhà trên phần đất lâm nghiệp mà chưa tiến hành thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất cũng chưa xin giấy phép xây dựng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi trên. Cụ thể, Nghị định 91/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:
Điều 10. Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
Sau đó:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
- Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Có nên mua đất lâm nghiệp không?
Vì đặc thù về vị trí và mục đích sử dụng nên đất sổ xanh thường rẻ hơn so với các loại đất khác như đất thổ cư, chăn nuôi, trồng cây hàng năm. Đất sổ xanh thường được bán với quy mô lớn và thích hợp cho mục đích nông nghiệp hoặc xây dựng các dự án lớn. Vì vậy muốn đầu tư phát triển lâm nghiệp thì nên mua đất sổ xanh.
Trước khi quyết định mua đất đã có sổ xanh, cần lưu ý một số điều sau:
Trước hết, cần nghiên cứu kỹ về pháp lý của loại tài sản này để tránh rủi ro, tranh chấp phức tạp về sau. Bạn nên yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ các giấy tờ pháp lý liên quan.
Phải đảm bảo rằng các tài liệu chứng minh rằng việc sử dụng và tiết lộ tuân thủ các yêu cầu pháp lý. Diện tích chuyển nhượng không quá 300 ha. Bạn nên kiểm tra mọi thông tin trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền.
Thứ hai, lưu ý về khái niệm sử dụng đất. Theo quy định, thời gian sử dụng đất được tính từ khi được giao đất, cho thuê đất chứ không phải thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ hộ gia đình, cá nhân.
Thứ ba, khi mua đất giấy xanh làm nhà ở, người mua nên cân nhắc phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất giấy xanh sang đất ở để có thể xây dựng nhà ở một cách hợp pháp.
Thứ tư, cần có lộ trình đầu tư và sử dụng rõ ràng, phù hợp để thu được lợi nhuận như mong đợi do đất sổ xanh có thời hạn sử dụng cụ thể.
Thứ năm, trường hợp bên nhận chuyển nhượng diện tích rừng phòng hộ, diện tích rừng đặc dụng thì phải sinh sống trên địa bàn có diện tích rừng nhận chuyển nhượng.
Thứ sáu, người mua đất Sổ Xanh nên kiểm tra hiện trạng, giá thị trường, định giá tài sản để mua được đất với giá rẻ nhất.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mức giá đền bù thu hồi đất lâm nghiệp là bao nhiêu?
- Thủ tục chuyển nhượng đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất năm 2023
- Quy định về xây dựng trên đất lâm nghiệp thế nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Đất lâm nghiệp thuộc loại đất nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Thành lập công ty Tp Hồ Chí Minh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Đất lâm nghiệp là tài sản hợp pháp và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hoàn toàn có thể được sử dụng để thế chấp. Tuy nhiên, đất rừng đặc dụng và phòng hộ sẽ không thể đem ra thế chấp do bị hạn chế về đối tượng nhận chuyển nhượng.
Đồng thời, người sử dụng đất rừng chỉ được phép thế chấp tại Ngân hàng Việt Nam, các tổ chức tín dụng Việt Nam do Nhà nước cho phép thành lập, không được thế chấp ở bất kỳ một tổ chức kinh tế nào khác.
Do đó, nếu là đất rừng sản xuất có thể nhận thế chấp tối đa 300ha. Đối với rừng đặc dụng và phòng hộ thì không thể thế chấp do không đảm bảo điều kiện về người nhận thế chấp.
Do đất lâm nghiệp thuộc đất nông nghiệp nên được phép chuyển đổi mục đích sử dụng. Người dân có nhu cầu chuyển đổi sẽ tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin chuyển đối đất lâm nghiệp sang thổ cư bao gồm các giấy tờ sau:
Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng (theo mẫu).
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất hợp pháp.
Các giấy tờ khác như: Sổ hộ khẩu, CMND/CCCD…
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người dân nộp hồ sơ tại phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:
Thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa, xác định lại nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Hướng dẫn người nộp hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Gửi hồ sơ lên UBND cấp có thẩm quyền để phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Chỉnh lý hồ sơ địa chính và cập nhập vào cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 4: Người nộp hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính
Người dân có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất đóng thuế, phí theo thông báo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Bước 5: Nhận kết quả
Sau khi hoàn thành các thủ tục trên, người dân đến phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nhận lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được chuyển đổi theo quy định.