Hiện nay nền công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta đang rất được quan tâm và chú trọng phát triển, vậy nên việc tạo ra các điều kiện thuận lợi để nền công nghiệp nước nhà phát triển đã được thể hiện thông qua nhiều chính sách cũng như các quy định của pháp luật. Trong số đó thì việc xây dụng các khu công nghiệp đều được quy hoạch cụ thể và khi thực hiện sẽ phải tuân thủ theo các quy định có liên quan của pháp luật. Sau đây mời các bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Đất khu công nghiệp là gì” cũng như các vấn đề khác liên quan đến đất trong khu công nghiệp qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Đất khu công nghiệp là gì?
Với sự phát triển không ngừng của nền công nghiệp thì kéo theo đó là sự phát triển của các ngành nghề và lĩnh vực khác, bên cạnh những dự án bất động sản hay các ngành dịch vụ thì các mô hình khu công nghiệp cũng bắt đầu nở rộ. Những khu côgn nghiệp này mọc lên không ngừng do nhu cầu sử dụng đất để xây dựng các nhà xưởng của các doanh nghiệp ngày càng lớn.
Theo khoản 16 điều 3 Luật đầu tư 2020 quy định : “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.”
Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: Khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái (sau đây gọi chung là Khu công nghiệp, trừ trường hợp có quy định riêng đối với từng loại hình).
Theo điểm đ khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
Như vậy, đất khu công nghiệp được hiểu là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp dùng để xây dựng cụm công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất. Là nơi tập trung những nhà máy sản xuất lớn và thu hút nhiều lao động đến làm việc, nên đất khu công nghiệp có diện tích rất lớn, đồng thời, nằm cách xa khu dân cư.
Thời hạn sử dụng đất khu công nghiệp theo khoản 1 Điều 51 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại khoản 36 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) quy định như sau:
– Thời hạn sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề theo thời hạn của dự án đầu tư.
– Trường hợp thời hạn của dự án đầu tư dài hơn thời hạn sử dụng đất còn lại của khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề thì doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề phải thực hiện:
Xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép điều chỉnh thời hạn sử dụng đất cho phù hợp nhưng tổng thời hạn sử dụng đất không quá 70 năm và phải nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất đối với diện tích đất được gia hạn sử dụng.
Quy định về việc sử dụng đất khu công nghiệp
Đất đai là một loại tài sản quý giá khôgn chỉ đối với người sử dụng đất mà còn đối với Nhà nước, vậy nên việc quản lý và sử dụng đất đai được Nhà nước rất chú trọng quan tâm. Đối với đất trong khu công nghiệp thì do tính chất quan trọng và quy mô đầu tư lớn, vậy nên yếu cầu đối với các nhà đầu tư khi muốn xây dựng một khu công nghiệp phải đảm bản các khía cạnh như có năng lực về vốn, trình độ quản lý, khai thác, vận hành nên không phải ai cũng có quyền kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
Việc sử dụng đất khu công nghiệp được quy định tại Điều 149 Luật Đất đai 2013 như sau:
– Việc sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Khi quy hoạch, thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất phải đồng thời lập quy hoạch, xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất.
– Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.
Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm;
Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm.
Nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.
– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất được thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của cá nhân, tổ chức gồm:
+ Tổ chức kinh tế khác;
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng.
Đồng thời, có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có các quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo Điều 174 Luật Đất đai 2013;
+ Trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có các quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm quy định tại Điều 175 Luật Đất đai 2013.
– Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất phải sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định.
– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đã được Nhà nước giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng của cá nhân, tổ chức sau:
+ Tổ chức kinh tế khác;
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất
Nếu được giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn còn lại của dự án mà không phải chuyển sang thuê đất. Khi hết thời hạn thực hiện dự án nếu có nhu cầu được Nhà nước xem xét cho thuê đất theo quy định.
Quy định về thuê đất trong khu công nghiệp
Thông thường để một khu công nghiệp được mở thì sẽ phải trải qua rất nhiều thủ tục và phải có sự cho phép của Nhà nước, đối với diện tích của khu công nghiệp cũng phải đảm bảo nên mỗi khu công nghiệp sẽ có diện tích khá lớn. Như vậy thì không chỉ một mà có rất nhiều doanh nghiệp sẽ phải thuê lại đất trong khu công nghiệp để đặt nhà xưởng hay công ty của mình tại đó. Vậy thì quy định về việc thuê đất trong khu công nghiệp ra sao?, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Do nhiều trường hợp thuê đất trong khu công nghiệp, không rõ ràng khi làm hợp đồng thuê đất dẫn đến tranh chấp, khởi kiện tranh chấp đất đai ra Tòa án.
Khi có nhu cầu thuê, sử dụng đất công nghiệp, doanh nghiệp, chủ đầu tư nên nắm rõ các quy định chung trong Điều 149 Luật Đất đai 2013 như sau:
“- Việc sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Khi quy hoạch, thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất phải đồng thời lập quy hoạch, xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất. Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm; đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm.
Thủ tục thuê đất trong khu công nghiệp
Khi thuê đất khu công nghiệp, doanh nghiệp, chủ đầu tư phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện theo trình tự quy định. Cụ thể như sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị khi thuê đất công nghiệp
- Đơn xin thuê đất khu công nghiệp (do Ban quản lý khu công nghiệp cung cấp).
- Giấy chứng nhận/ Văn bản chấp thuận đầu tư và văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất công nghiệp (bản sao).
- Bản thuyết minh, đề cương tóm tắt dự án đầu tư đất khu công nghiệp.
- Trích lục bản đồ/ Trích đo địa chính của thửa đất khu công nghiệp.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thuê đất khu công nghiệp, doanh nghiệp gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để được xem xét và giải quyết.
Quy trình, thủ tục thuê đất công nghiệp
– Doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm kiếm, nghiên cứu và chọn lọc để tìm được khu công nghiệp phù hợp với nhu cầu.
– Sau đó liên hệ đơn vị cho thuê đất khu công nghiệp để trao đổi và thỏa thuận về một số vấn đề trọng yếu như: diện tích, vị trí, cơ sở hạ tầng, tiện ích đi kèm, giá cả cũng như phương thức thanh toán.
– Sau khi chủ trương thuê đất khu công nghiệp được chấp thuận, đơn vị cho thuê và đại diện doanh nghiệp, chủ đầu tư sẽ tiến hành ký kết hợp đồng và bàn giao đất đưa vào sử dụng.
Mời bạn xem thêm
- Khám bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Bảo hiểm y tế trái tuyến được hưởng bao nhiêu?
- Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng quy định thế nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đất khu công nghiệp là gì” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ khởi kiện tranh chấp đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Việc sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Khi quy hoạch, thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất phải đồng thời lập quy hoạch, xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Bởi lẽ, một khu công nghiệp là nơi làm việc của hàng trăm, hàng nghìn công nhân, do vậy, việc quy hoạch, xây dựng các công trình phục vụ đời sống của người lao động nhằm đảm bảo các điều kiện thiết yếu để người lao động tập trung làm việc.
– Khi lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào hiện trạng các khu dân cư tại địa phương, nhu cầu nhà ở của người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, bố trí quỹ đất ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để xây dựng khu chung cư, các công trình văn hóa, xã hội, dịch vụ phục vụ đời sống của người lao động.
– Chế độ sử dụng đất làng nghề được áp dụng như chế độ sử dụng đất tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 149 của Luật đất đai.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra thanh tra và xử lý đối với trường hợp thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề nhưng không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng so với tiến độ sử dụng đất đã giao kết trong hợp đồng thuê đất, thuê lại đất với doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng.