Đất đai hay nhiều tài sản khác là một trong những di sản được pháp luật quy định trong quan hệ pháp luật về thừa kế. Khi người để lại di sản đã chết thì khối tài sản này được để lại cho; những người thuộc hàng thừa kế của mình hoặc định đoạt theo di chúc của người để lại di sản. Nhiều người có ý định lập di chúc để lại tài sản cho con cháu nhưng băn khoăn liệu Đất không sổ đỏ có được lập di chúc chia thừa kế không ? Để trả lời câu hỏi này hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu quy định của Pháp luật về trường hợp này.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện thừa kế đối với đất đai?
Theo quy định tại khoản 1 điều 188 Luật đất đai 2013; thì người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau:
– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp; nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013;
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất.
Việc thừa kế đất đai phải đáp ứng được các điều kiện đã được quy định của pháp luật. Theo đó trong trường hợp; lập di chúc trao quyền thừa kế đất đai thì; bản thân của di sản thừa kế ở đây là đất đai cũng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định như trên. Vậy có có cách nào để Đất không sổ đỏ có được lập di chúc chia thừa kế? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ở phần sau.
Quy định của pháp luật về quyền thừa kế?
Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về quyền thừa kế như sau:
Điều 609. Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Bộ luật dân sự có quy định về hình thức của di chúc như sau: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. (di chúc miệng chỉ được lập trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản; sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ).
Theo Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Đất không sổ đỏ có được lập di chúc chia thừa kế?
Luật đất đai năm 2013 có quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất, cụ thể là tại Điều 167 Luật đất đai năm 2013 như sau:
Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;
b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
Về nguyên tắc chỉ khi có Giấy chứng nhận người sử dụng đất; mới có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; trong đó bao gồm quyền để lại di sản thừa kế. Tuy nhiên, 04 điều kiện trên áp dụng đối với trường hợp người sử dụng đất; thực hiện để lại quyền thừa kế theo di chúc.
Việc để lại di chúc bằng văn bản phải đáp ứng các điều kiện trên. Tuy nhiên, phương thức này không thể sử dụng trong trường hợp này. Vì vậy, đối với trường hợp Đất không sổ đỏ người lập di chúc có thể để lại di chúc miệng. Việc để lại di chúc miệng này được xem như hợp pháp; nếu đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 5 điều 630 Bộ luật dân sự 2015.
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng; của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi; người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại; cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Việc để lại di chúc bằng miệng là giải pháp tốt nhất trong trường hợp này. Tuy nhiên, việc để lại di chúc này ẩn chứa khá nhiều rủi ro dẫn đến tranh chấp. Vì vậy đối với đất không sổ đỏ để tránh phát sinh tranh chấp thì người đứng tên mảnh đất; nếu có một trong những giấy tờ hợp pháp được pháp luật quy định nên đi làm thủ tục xin cấp sổ đỏ.
Thủ tục cần thực hiện việc xin cấp sổ đỏ trước khi chia thừa kế?
Theo pháp luật thừa kế hiện nay; những người thừa kế thường là những người thân thích trong gia đình; có mối quan hệ gần gũi nhau. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mâu thuẫn với nhau chỉ vì người để lại di chúc không rõ ràng; không công bằng hoặc chính những người thừa kế lợi dụng kẽ hở pháp luật; để tranh giành phần hơn trong khối di sản thừa kế.
Vì vậy, để giảm thiểu những rủi ro đó có thể xảy ra; người có di sản để có thể lập di chúc lại trước khi lập di chúc nên thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ đối với mảnh đất. Mặt khác, nhà nước cũng khuyến khích những trường hợp đang chiếm hữu và sử dụng đất hợp pháp nên thực hiện việc xin cấp sổ đỏ.
Cụ thể, tại Điều 100 Luật đất đai quy định việc cấp sổ đổ cho những người có giấy tờ liên quan, chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp. Và điều 101 Luật đất đai quy định việc cấp sổ đỏ cho những người; mặc dù không có những giấy tờ liên quan nhưng đã chiếm hữu và sử dụng lâu dài, không có tranh chấp với người khác và có sự xác nhận của chính quyền địa phương.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Đất không sổ đỏ có được lập di chúc chia thừa kế?
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết ”Đất không sổ đỏ có được lập di chúc chia thừa kế?? “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức của di chúc, theo đó di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Đồng thời, tại Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc bằng văn bản như sau:
“Điều 628. Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.”
Như vậy, pháp luật không quy định di chúc bắt buộc phải được công chứng mà có thể được lập dưới nhiều hình thức khác nhau như di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, có người làm chứng, có công chứng hoặc chứng thực. Ngoài ra, còn có thể lập di chúc bằng miệng khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015.
Hiện nay; pháp luật quy định việc lập di chúc có thể được thực hiện thông qua 04 hình thức. Đó là:
Lập di chúc bằng miệng có người làm chứng.
Lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
Lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
Lập di chúc bằng văn bản có công chứng.
Việc sở hữu miếng đất không (hoặc chưa) được cấp sổ đỏ sẽ gây nên những hạn chế nhất định khi phải thực hiện những thủ tục hành chính liên quan tới miếng đất. Vì chưa có sổ đỏ; đồng nghĩa với việc nhà nước chưa công nhận chính thức quyền chiếm hữu và sử dụng hợp pháp của họ với mảnh đất.