Trong cuộc sống hiên nay việc hoạt động giao khoán đất được diễn ra phổ biến bởi nhiều lý do khác nhau với mục đích gia tăng canh tác hay mang lại những lợi ích về kinh tế, xã hội, bảo vệ tài nguyên đất… Vậy chi tiết quy định về đất giao khoán như thế nào? Và đất giao khoán có được chuyển nhượng không? Những quy định về nội dung này sẽ được Luật sư X chia sẻ tại nội dung bài viết dưới đây, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Đất giao khoán là gì?
Hiện nay, pháp luật về đất đai hiện hành cũng như các văn bản hướng dẫn có liên quan thì chưa có một quy định cụ thể nào nêu lên khái niệm “đất giao khoán”. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào thực tế và khoản 7 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì đất giao khoán có thể hiểu là loại đất mà chủ sở hữu loại đất này thoả thuận, khoán cho một bên thứ hai thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động quản lý, sử dụng, sản xuất, bảo vệ đất.
Việc giao khoán cho người khác sử dụng, quản lý đất phải được lập thành Hợp đồng giao khoán. Khi hợp đồng được ký kết thì bên được giao khoán phải thực hiện quản lý, sử dụng và khai thác theo đúng nội dung trong hợp đồng mà các bên đã thoả thuận.
Theo quy định của của pháp luật hiện hành thì chủ thể giao khoán đất là:
– Ban quản lý rừng đặc dụng;
– Ban quản lý rừng phòng hộ;
– Các công ty nông, lâm nghiệp có thẩm quyền.
Căn cứ theo quy định của Luật Cư trú năm 2020, Luật Đất đai năm 2013 thì bên nhận khoán đất là Hộ gia đình hoặc cá nhân đang cư trú hợp pháp tại xã/ phường/ thị trấn nơi có đất giao khoán.
Như vậy thì đất giao khoán được hiểu là đất được giao theo quyết định từ các tổ chức kinh tế, các cơ quan- tổ chức quản lý rừng cho cá nhân, hộ gia đình có thể nhận đất nông trường, đất lâm nghiệp như đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Đất giao khoán có được cấp sổ đỏ hay không?
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đã hết hiệu nhưng một phần những quy định về những trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực để áp dụng. Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì một số trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm:
– Tổ chức hoặc cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý khi thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 8 Luật Đất đai năm 2013;
– Người thuê hoặc thuê lại đất của người sử dụng đất chỉ trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu chế xuất, khu kinh tế; khu công nghệ cao;
– Không cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã/phường/thị trấn;
– Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, nông nghiệp, lâm nghiệp, của ban quản lý rừng phòng hộ hoặc ban quản lý rừng đặc dụng;
– Người sử dụng đất không có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Tổ chức hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng không vì mục đích kinh doanh;
– Người sử dụng đất đã có đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định về việc thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Theo đó, người nhận khoán đất trong các nông trường thuộc 1 trong 7 trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quy định này là phù hợp với định nghĩa về việc giao khoán đất nông trường nêu trên bởi vì người nhận đất giao khoán không phải cá nhân, tổ chức được nhà nước trực tiếp giao đất.
Đất giao khoán có được chuyển nhượng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 thì điều kiện được thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định cụ thể như sau:
– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gằn liền với đất;
– Đất chuyển nhượng không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất của chủ sở hữu không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Đất được chuyển nhượng đang trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, theo những phân tích về Điều kiện chuyển nhượng đất nêu trên thì đất giao khoán không thuộc trường hợp được chuyển nhượng quyền sử dụng đất do không thuộc trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đất giao khoán có bị thu hồi hay không?
Việc thu hồi đất giao khoán phụ thuộc vào quy định pháp luật, chính sách của nhà nước và và điều kiện sử dụng đất của tổ chức, cá nhân đang sở hữu đất.
Theo quy định của pháp luật, đất giao khoán có thể bị thu hồi nếu tổ chức, cá nhân sử dụng đất không đúng mục đích hoặc không đúng thời hạn quy định. Ngoài ra, đất giao khoán cũng có thể bị thu hồi khi Nhà nước cần tái sử dụng đất để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc phát triển kinh tế-xã hội quan trọng.
Tuy nhiên, trước khi thu hồi đất giao khoán, Nhà nước phải thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý, bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất. Người sử dụng đất có quyền được thông báo trước về việc thu hồi đất và được bảo đảm quyền lợi tương đương với giá trị đất mà họ đã sử dụng.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Năm 2023 đất giao khoán có được chuyển nhượng không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về đổi tên mẹ trong giấy khai sinh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật đất đai 2013; quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi đất như sau:
Điều 16. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất
1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Căn cứ Điều 61 Luật đất đai 2013; quy định nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây:
+ Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
+ Xây dựng căn cứ quân sự;
+ Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
+ Xây dựng ga, cảng quân sự;
+ Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
+ Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
+ Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
Căn cứ Điều 62 Luật đất đai 2013 quy định nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong các trường hợp sau đây:
+ Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất.
+ Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất theo quy định của pháp luật.