Với sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay, dân số nước ta ngày càng gia tăng và vấn đề được quan tâm đến khi dân số gia tăng như vậy là nơi ở của người dân, vấn đề này luôn được nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm. Khi mật độ dân số tại các thành phố lớn gia tăng, kéo theo tình trạng khan hiếm, vậy lúc này để giải quyết tình trạng khan hiếm nơi ở đó thì đất giãn dân là một giải pháp hữu hiệu. Vậy pháp luật quy định về đất giãn dân như thế nào? Đất giãn dân có được tách thửa không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Đất giãn dân là đất gì?
Đất giãn dân là đất ở dưới hình thức đất tái định cư. Đất giãn dân được ra đời trong bối cảnh dân số gia tăng, để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của một số bộ phận dân cư đòi hỏi việc mở rộng diện tích đất nên nhà nước đã có những chính sách về đất giãn dân. Cụ thể: Cấp đất cho những hộ gia đình nằm trong diện bị giải tỏa đất, hoặc những người không có nơi ở, hộ gia đình không có điều kiện mua đất, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Đất giãn dân là đất ở do chính quyền địa phương cấp cho các:
- Hộ gia đình nằm trong quy hoạch giải tỏa.
- Hộ gia đình quá đông thành viên.
- Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc không có chỗ ở.
Đất gian dân không được cấp miễn phí mà vẫn phải đóng tiền sử dụng với mức phí thấp hoặc rất thấp phù hợp với thu nhập của hộ gia đình không có điều kiện.
Đất giãn dân được cấp thường nằm ở ngoài rìa, ven thủ đô hoặc các thành phố nhằm mục đích “giãn dân” giảm bớt mật độ dân số khu vực trung tâm.
Đất giãn dân có được cấp sổ đỏ hay không?
Bản chất của đất giãn dân là đất ở, nên hộ gia đình hoặc cá nhân nào thỏa mãn được các điều kiện sau của điều 100 Luật Đất đai 2013 sẽ được cấp sổ đỏ:
Để được cấp sổ đỏ đối với đất giãn dân, ngoài việc đang sử dụng đất ổn định thì phải có một trong các loại giấy tờ sau:
- Những giấy tờ được cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước trước ngày 15/10/1993.
- Có tên trong sổ ruộng đất, sổ địa chính của địa phương trước 15/10/1993 hoặc có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được chính quyền tại địa phương cấp.
- Có giấy tờ sau: giấy tờ trao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất
- Giấy tờ xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất và đã sử dụng trước ngày 15/10/1993.
- Giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở.
- Các loại giấy tờ khác được xác lập từ trước 15/10/1993 theo quy định của Nhà nước.
Ngoài việc có đầy đủ những giấy tờ nêu trên, để được cấp sổ đỏ bạn cũng cần phải thỏa mãn các điều khoản trong điều 100 Luật đất đai năm 2013 về các trường hợp sổ đỏ, quyền sở hữu nhà ở tài sản khác gắn liền với đất như:
- Các hộ dân đủ điều kiện được cấp đất giãn dân theo Quyết định số 36/1998/QĐ UB của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có thể được xem xét cấp sổ đỏ theo (khoản 4 Điều 100, Luật đất đai). Cụ thể, đối với hộ gia đình được nhà nước giao đất hoặc cho thuê từ 15/10/1993 đến thời điểm Luật đất đai có hiệu lực thi hành mà vẫn chưa có sổ đỏ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất với đất. Trong trường hợp hộ gia đình đó chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính sẽ phải tiến hành nộp theo quy định.
- Hộ gia đình cũng cần xin xác nhận sẽ sinh sống ổn định lâu dài không có tranh chấp trên đất giãn dân của UBND xã/phường nơi bạn đang có đất.
Đất giãn dân có được tách thửa không?
Do được Nhà nước tận tay trao quyền sử dụng đất và đất giãn dân có chức năng tương tự như đất thổ cư, cho nên bạn hoàn toàn có thể thực hiện việc tách thửa mảnh đất phục vụ cho nhu cầu riêng bản thân, tuy nhiên cũng cần đáp ứng một số điều kiện sau:
- Chiều rộng phần mặt tiền của mảnh đất và chiều dài so với chỉ giới xây dựng phải đạt tối đa từ 3m trở lên.
- Toàn bộ diện tích phần đất xây dựng không nhỏ hơn 30m2.
- Trong trường hợp đất tại khu dân cư ở nông thôn, khi tách thửa đất theo những điều kiện của Khoản 1 mặt tiền phải đảm bảo việc có mặt cắt ngang bằng hoặc lớn hơn 2m.
Một điều quan trọng khi tiến hành tách thửa đất thổ dân cần có sự giám sát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền lĩnh vực đất đai và cả các bên liên quan. Ngoài ra việc tách thửa cần có các văn bản pháp lý cụ thể để đối chiếu nếu xảy ra các sai sót trong quá trình tách thửa.
Đất giãn dân có bị thu hồi hay không?
Việc ra quyết định thu hồi diện tích đất giãn dân phải căn cứ vào các trường hợp thu hồi đất theo quy định tại Điều 38 Luật Đất đai, bao gồm:
“- Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế;
– Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
– Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế;
– Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả;
– Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
– Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
– Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp sau đây:
+ Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm;
+ Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
– Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
– Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn;”
Như vậy, nếu đất giãn dân thuộc một trong các trường hợp trên thì sẽ bị nhà nước thu hồi.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Năm 2023 quy định đất giãn dân có được tách thửa không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về xin tách thửa đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Kiểm tra trích lục đất năm 2022 như thế nào?
- Hướng dẫn cách xem bản đồ địa chính online nhanh chóng năm 2022
- Thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng ở Việt Nam năm 2022
Câu hỏi thường gặp:
Đất giãn dân có thời gian sử dụng lâu dài:
Đất ở và các loại rừng như rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và đất nông nghiệp, đông dân cư sử dụng.
Đất làm mặt bằng hạ tầng sản xuất kinh doanh, công trình dùng cho lợi ích công cộng như công viên, rừng cây và các đền thờ, miếu mạo.
Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Đất có kết nối nhiều di tích lịch sử cũng như danh lam thắng cảnh.
Đất dành cho xây cất nghĩa trang, nghĩa địa.
Những loại đất sử dụng có thời hạn, bao gồm:
Đất dùng cho việc trồng cây, nuôi trồng thuỷ sản, đãi muối với hạn mức không quá 3 ha, thì thời hạn là 20 năm.
Đất dùng cho việc trồng cây lâu năm, trồng rừng với sở hữu hạn mức không quá 10 ha ở đồng bằng và không quá 30 ha ở trung du, khu vực đồi núi thì hạn mức là 50 năm.
Đất giãn dân là một hình thức đất tái định cư, có tính pháp lý tương đương với đất thổ cư với mục đích chính là để ở. Do đó, bạn hoàn toàn có thể xây nhà trên đất giãn dân.
Việc mua đất giãn dân cần có sự cân nhắc và không nên bỏ qua một vài lưu ý sau:
Tìm hiểu kỹ thông tin mảnh đất bạn dự định mua: Pháp lý rõ ràng, có sổ đỏ, có tranh chấp gì không,…
Vị trí mảnh đất: Ưu tiên vị trí có giao thông thuận tiện, gần các tiện ích chợ, trường học, bệnh viện, công viên,… có xu hướng phát triển trong tương lai.
Tìm hiểu xem mảnh đất có nằm trong diện quy hoạch, giải tỏa hay không bằng cách kiểm tra hồ sơ địa chính tại UBND cấp xã, huyện hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Tham khảo các mức giá bán phù hợp để tránh bị mua “hớ”.