Vào khoảng 1h30 sáng ngày 1/11/2021; tại đoạn đường trong KCN Điềm Thụy thuộc xóm Hắng; xã Hồng Tiến; thị xã Phố Yên đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Cụ thể; trong lúc đi làm ca đêm trở về phòng trọ; anh Đ điều khiển xe mô tô chở Vũ Thị N đâm va vào cống tròn bê tông đặt giữa đường; không có biển cảnh báo; dẫn đến cả hai đều thiệt mạng. Vậy hành vi trên có cấu thành tội phạm không? Nếu có sẽ cấu thành tội gì theo quy định của pháp luật hình sự?
Mời bạn đọc cùng với Luật sư X tìm hiểu về vấn đề Đặt cống bê tông giữa đường không có cảnh báo phạm tội gì?
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Nội dung tư vấn
Đặt cống bê tông giữa đường không có cảnh báo phạm tội gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 261 Bộ luật hình sự 2015; “Người nào đào; khoan; xẻ; san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt; để trái phép vật liệu; phế thải; rác thải; đổ chất gây trơn; vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ; di chuyển trái phép; làm sai lệch; che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu; đèn tín hiệu; … ” thì sẽ phạm tội cản trở giao thông đường bộ.
Như vậy; với hành vi đặt cống tròn bê tông giữa đường; không có biển cảnh báo là hành vi đặt; để trái phép vật liệu xây dựng; làm cản tầm nhìn của người đi đường dẫn đến có người thiệt mạng đã cấu thành tội cản trở giao thông đường bộ và sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 261 Bộ luật hình sự.
Cấu thành tội phạm
Chủ thể
Chủ thể của tội cản trở giao thông đường bộ không phải là một chủ thể đặc biệt. Theo quy định của pháp luật hiện hành; chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này. Đối với các chủ thể là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tội cản trở giao thông đường bộ; bởi vì tội phạm này là tội phạm được thực hiện do vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng đối với tội cản trở giao thông đường bộ.
Khách thể
Khách thể của tội tội cản trở giao thông đường bộ là an toàn giao thông đường bộ.
Đối tượng tác động của tội phạm này là các công trình giao thông đường bộ.
Công trình đường bộ bao gồm: các công trình đường bộ; nơi dừng xe; đỗ xe trên đường; hệ thống thoát nước; đèn tín hiệu; cọc tiêu; biển báo hiệu; dải phân cách và công trình; thiết bị phụ trợ khác.
Mặt chủ quan
Người thực hiện hành vi gây cản trở giao thông đường bộ là do vô ý. Bao gồm vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả; nhưng chủ yếu cá chủ thể thực hiện hành vi này là vô ý vì quá tự tin.
Mặt khách quan
Chủ thể phạm tội thực hiện 1 trong các hành vi sau:
- Thực hiện các hành vi đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ. Các chủ thể thực hiện hành vi này được thể hiện qua việc tiến hành các hoạt động đào, khoan, xẻ các công trình giao thông mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; …
- Thực hiện các hành vi đặt trái phép các chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ; như đặt các chướng ngại vật như: đất, đá, gạch… lên các trục đường giao thông mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện các hành vi tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ.
- Thực hiện các hành vi mở đường giao cắt trái phép trên đường bộ; đường có dải phân cách.
- Thực hiện các hành vi lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường.
- Thực hiện các hành vi lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ.
- Thực hiện các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ.
- Thực hiện các hành vi khác.
Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội gây cản trở giao thông đường bộ. Nếu hành vi cản trở giao thông đường bộ mà chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe; tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm; trừ các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 261 Bộ luật hình sự năm 2015.
Hình phạt
Khung thứ nhất
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với các hành vi sau đây:
- Thực hiện hành vi gây cản trở giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả làm chết người.
- Thực hiện hành vi gây cản trở giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
- Thực hiện hành vi gây cản trở giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
- Thực hiện hành vi gây cản trở giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung thứ hai
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; cụ thể:
- Thực hiện hành vi gây cản trở giao thông đường bộ tại đèo; dốc; đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm.
- Thực hiện hành vi gây cản trở giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả làm chết 02 người.
- Thực hiện hành vi gây cản trở giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
- Thực hiện hành vi gây cản trở giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Khung thứ ba
Phạt tù từ năm năm đến mười năm được áp dụng đối với trường hợp sau đây:
- Thực hiện hành vi gây cản trở giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả làm chết 03 người trở lên.
- Thực hiện hành vi gây cản trở giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
- Thực hiện hành vi gây cản trở giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Khung thứ tư
Cản trở giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a; b và c khoản 3 Điều 261 nếu không được ngăn chặn kịp thời; thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
- Lỗi dừng đỗ xe gây cản trở giao thông đối với xe máy
- 05 trường hợp cảnh sát giao thông được dừng xe!
- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường thiệt hại thế nào?
Như vậy; với hành vi đặt cống tròn bê tông giữa đường không có biển cảnh báo; đã cấu thành tội cản trở giao thông đường bộ và tùy theo mức độ nghiêm trọng; thì chủ thể sẽ bị xử lý hình sự theo 1 trong 4 khung hình phạt quy định tại Điều 261 Bộ luật hình sự.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Đặt cống bê tông giữa đường không có cảnh báo phạm tội gì? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi thắc mắc về vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Điều 38 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định; người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có trách nhiệm: Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; đồng thời ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến. Bên cạnh đó; tại khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ cũng quy định nghiêm cấm hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới; có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ; bảo đảm giao thông liên tục; an toàn; rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra; vào ở những điểm nhất định.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.