Đất chưa có bản đồ địa chính là vấn đề được người dân quan tâm rất nhiều, nhất là trong bối cảnh ngày nay, khi mà lĩnh vực bất động sản được quan tâm và đẩy mạnh đầu tư. Những giấy tờ về mặt hành chính sẽ đảm bảo căn cứ pháp lý cho việc sở hữu tài sản, nhất là đối với bất động sản. Vậy thì bản đồ địa chính là gì? Đất chưa có bản đồ địa chính có được không?… Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ở bài viết dưới đây.
Bản đồ địa chính là gì?
Khái niệm về bản đồ địa chính đã được quy định trong Luật Đất Đai. Từ bản đồ địa chính, chúng ta sẽ đọc được những thông tin cơ bản về thửa đất đó, cùng đó bản đồ địa chính cũng thể hiện những yếu tố địa lý có liên quan, và phải được sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Không chỉ ở một góc độ, bản đồ địa chính được thể hiện qua nhiều tỷ lệ và nhiều góc chiếu.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2013, bản đồ địa chính được hiểu là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Bản đồ địa chính được lập ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000; trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 3 độ, kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và hệ độ cao quốc gia hiện hành. Cụ thể:
- Bản đồ địa chính tỉ lệ 1:5000
Chia mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa.
Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.
- Bản đồ địa chính tỉ lệ 1:2000
Chia mảnh bản đồ địa chính, tỉ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:2000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:2000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:5000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông.
- Bản đồ địa chính tỉ lệ 1:1000
Chia mảnh, bản đồ địa chính tỉ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:1000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông.
- Bản đồ tỉ lệ 1:500
Chia mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:500. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:500 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn.
- Bản đồ tỉ lệ 1:200
Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:200. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông.
Theo quy định tại Thông tư 25/2014/TT-BTNMT thì các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:
– Khung bản đồ;
– Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;
– Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;
– Mốc giới quy hoạch; chi giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn;
– Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;
– Nhà ở và công trình xây dựng khác: chi thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình;
– Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến;
– Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao;
– Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình);
– Ghi chú thuyết minh.
Khi ghi chú các yếu tố nội dung bản đồ địa chính phải tuân theo các quy định về ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại mục II và điểm 12 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.
Trích lục bản đồ địa chính
Tuy chưa có khái niệm chính xác trích lục bản đồ địa chính là gì. Tuy nhiên thông thường trích lục được hiểu là sự rút ra từng phần và sao lại thông tin. Do đó, trích lục bản đồ địa chính hiểu đơn giản là việc lấy ra một phần hoặc toàn bộ thông tin hoặc sao y bản chính của một hay nhiều thửa đất và các yếu tố địa lý của thửa đất đó dựa trên hồ sơ, giấy tờ gốc đã có. Đây sẽ là một hình thức cung cấp thông tin về thửa đất.
Theo quy định tại Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính thì mẫu trích lục bản đồ địa chính chứa những thông tin về thửa đất, gồm:
- – Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất (xã, huyện, tỉnh);
- – Diện tích
- – Mục đích sử dụng đất
- – Tên người sử dụng đất
- – Địa chỉ thường trú của người sử dụng đất
- – Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất
- – Bản vẽ thửa đất: Sơ đồ thửa đất, Các thông số liên quan của thửa đất
Theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC.
Cần trích lục bản đồ địa chính khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
- Cấp lại Giấy chứng nhận
Theo quy định tại khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, nếu đất chưa có bản đồ địa chính và chưa được trích đo thửa đất thì phải là trích lục bản đồ địa chính hoặc làm trích đo địa chính thửa đất với khu vực đó.
Việc trích lục bản đồ địa chính này sẽ được Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện.
- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất.
- Là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trong trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân cấp xã không thành và các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện, tỉnh thì trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai.
- Là thành phần của hồ sơ giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, khi có yêu cầu, người xin giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND cấp tỉnh thì người xin giao đất, thuê đất phải nộp 01 bộ hồ sơ.
Trong hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.
Khi đó, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất.
- Là thành phần hồ sơ trình UBND cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ trình UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.
- Là thành phần hồ sơ của trường hợp thu hồi đất
– Khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì có các loại hồ sơ sau đây phải cần có trích lục bản đồ địa chính:
+ Hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất (theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT);
+ Hồ sơ trình ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc, quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc (theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT);
+ Hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất (theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT)
– Ngoài ra, trích lục bản đồ địa chính cũng là một thành phần trong các hồ sơ thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
+ Hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai (theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT)
+ Hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người (theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 13 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT).
Đất chưa có bản đồ địa chính
Như chúng ta đã biết, bản đồ địa chính là một thành phần về mặt hồ sơ có vai trò rất quan trọng. Vậy thì nếu thửa đất chưa có bản đồ địa chính thì có được hay không? Nếu xảy ra sự chênh lệch thì sao? Đối với vấn đề này có thể phát sinh ra hai trường hợp đó là: phần diện tích tăng thêm không làm thay đổi ranh giới thửa đất và phần diện tích tăng thêm làm thay đổi ranh giới thửa đất.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 98 Luật đất đai 213 quy định “Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này”.
Ngoài ra tại khoản 20 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP quy định về phần diện tích tăng thêm trong quá trình sử dụng đất, cụ thể như sau:
Trường hợp diện tích đất tăng thêm không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định này thì thực hiện như sau:
– Trường hợp người sử dụng đất không vi phạm pháp luật về đất đai thì việc xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này;
– Trường hợp diện tích đất tăng thêm do người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này;
– Trường hợp diện tích đất tăng thêm do người sử dụng đất được giao trái thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì việc xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này;
– Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất tăng thêm được thực hiện theo quy định tại Điều 70 và cấp đổi Giấy chứng nhận cho thửa đất gốc theo quy định tại Điều 76 của Nghị định này nếu thửa đất gốc đã được cấp Giấy chứng nhận. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận vào Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, trình cấp Giấy chứng nhận sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với toàn bộ diện tích thửa đất thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Nghị định này nếu thửa đất gốc có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định này,”
Như vậy, đói với vấn đề đất không có trong bản đồ địa chính có thể phát sinh hai trường hợp như sau:
Phần diện tích tăng thêm không làm thay đổi ranh giới thửa đất
Nếu như diện tích tăng lên không làm thay đổi ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – tức là vẫn được ghi nhận trong sổ đỏ, chỉ là không có trong bản đồ địa chính, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì được cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Bạn không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn.
Về thủ tục, trước hết bạn nên đề nghị cơ quan địa chính của Ủy ban nhân dân xã tiến hành đo đạc lại diện tích đất. Sau khi đã có biên bản về việc tiến hành đo đạc lại diện tích đất thì bạn phải làm hồ sơ đăng ký biến động, gồm:
- Đơn đăng ký biến động đất đai;
- Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp;
- Biên bản đo đạc lại diện tích đất thực tế.
- Hồ sơ đăng ký biến động đất đai này gia đình bạn phải gửi đến Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện.
Phần diện tích tăng thêm làm thay đổi ranh giới thửa đất
Nếu như diện tích tăng lên làm thay đổi ranh giới thửa đất tại thời điểm có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc trên thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và diện tích đất ghi trên Sổ đỏ cộng với phần diện tích đất này nhiều hơn diện tích ghi trên Sổ đỏ, thì gia đình bạn được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Gia đình bạn làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới đối với diện tích tăng thêm. Hồ sơ gồm có:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc sử dụng đất ổn định, lâu dài, không có tranh chấp, biên lai nộp tiền thuế đất.
Hồ sơ này nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện.
Mời bạn xem thêm
- Chuyển nhượng đất cho con chưa thành niên được không?
- Bao nhiêu tuổi được nhận chuyển nhượng đất?
- Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Đất chưa có bản đồ địa chính chúng tôi cung cấp dịch vụ trích lục bản đồ địa chính Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đất chưa có bản đồ địa chính” Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về muốn ly hôn nhanh nhất Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Nếu như đất không có tên trong bản đồ địa chỉnh, theo quy định tại khoản 3 Điều 77 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, người dân làm đơn yêu cầu bổ sung thông tin thửa đất trên bản đồ địa chính.
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu tra cứu thông tin đất đai sẽ làm Phiếu yêu cầu hoặc Văn bản yêu cầu tra cứu thông tin đất đai.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi làm đơn xong, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp Phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Văn phòng đăng ký đất đai.
Trường hợp nếu có nhu cầu thì nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi có đất.
Bước 3: Tiếp nhận yêu cầu và giải quyết:
Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu sau khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân.
Công chức tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp từ chối cung cấp thông tin đất đai phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Hoàn thiện và trả kết quả:
Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định.