Chào Luật sư X, vài ngày trước xe tôi có bị gãy gương nên phải dắt bộ đi tìm chỗ sửa tránh việc vi phạm luật giao thông thì có vô tình đi ngang qua chốt, thấy tôi dắt bộ xe nên cảnh sát giao thông nghĩ rằng tôi vi phạm về gương chiếu hậu xe nên lập mới dắn bộ hòng trốn tội, vì thể đã lập biên bản xử phạt tội ko lấp gương chiếu hậu xe. Cảm thấy bức xúc vì tôi chỉ dắt bộ cả đoạn đường chứ không hề lái xe nhưng vẫn bị phạt, không biết cảnh sát giao thông làm vậy có đúng không. Vậy dắt bộ qua chốt có bị phạt không? Xin được tư vấn.
Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Giao thông đường bộ 2008
- Thông tư 65/2020/TT-BCA
Các hình thức tuần tra kiểm soát của Cảnh sát giao thông được quy định như thế nào?
Cảnh sát giao thông có nghĩa vụ tuần tra và kiểm soát nhằm phạt vi phạm người lưu thông có hành vi vi phạm Luật giao thông, gây huy hiểm cho xã hội. Cũng như đảm bảo trật tự lưu thông đường bộ. Cũng chính vì thế hình thức tuần tra kiểm soát của cảnh sát giao thông có nhiều hình thức khác nhau được pháp luật quy định cụ thể:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về hình thức tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông cụ thể như sau:
- Tuần tra, kiểm soát cơ động
Cảnh sát giao thông di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công bằng phương tiện giao thông hoặc đi bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trực tiếp giám sát hoặc thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
- Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông
a) Cảnh sát giao thông tổ chức lực lượng tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ; kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện cao điểm tuần tra, kiểm soát; kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề; kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện những nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Tại Trạm Cảnh sát giao thông, lắp đặt, sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi hình khu vực kiểm soát. Tại một điểm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.
- Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm hoặc tại Trạm Cảnh sát giao thông
Khi tuần tra, kiểm soát cơ động được kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc khi kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông được tuần tra, kiểm soát cơ động nhưng phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo quy định trên, Cảnh sát giao thông có các hình thức tuần tra cụ thể như sau:
– Tuần tra, kiểm soát cơ động
– Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông
– Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm hoặc tại Trạm Cảnh sát giao thông.
Những lưu ý khác khi lập chốt kiểm tra giao thông là gì?
Để lập chốt kiểm tra giao thông không được phép tùy ý, dễ dàng mà phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện lập chốt, thủ tục đucợ thực hiện theo quy định dựa vào mục đích và từ trường hợp khác nhau. Vậy những lưu ý khác khi lập chốt kiểm tra giao thông là gì? Để giải đáp câu hỏi này mời bạn theo dỗi qua nội dung dưới đây của Luật sư X:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA có quy định về yêu cầu khi dừng, kiểm soát phương tiện giao thông cụ thể như sau:
– An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật;
– Khi dừng, kiểm soát tại một điểm, tại Trạm Cảnh sát giao thông, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a Khoản này và yêu cầu sau đây:
Đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Chiều dài đoạn rào chắn tối thiểu 100m đối với đường cao tốc, 50m đối với quốc lộ và 30m đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường chuyên dùng;
Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đủ diện tích để bố trí, lắp đặt các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kiểm soát, xử lý phương tiện giao thông vi phạm; bố trí Cảnh sát giao thông hướng dẫn, điều hòa giao thông, bảo đảm an toàn giao thông.
Trường hợp kiểm soát trên đường cao tốc, phải đặt biển báo số 245a “Đi chậm” hoặc biển báo số 245b (đối với tuyến đường đối ngoại) về phía trước Tổ Cảnh sát giao thông theo hướng phương tiện giao thông cần kiểm soát đi tới theo quy định của pháp luật báo hiệu đường bộ;
– Khi dừng, kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a, điểm b Khoản này và yêu cầu sau đây:
Khi kiểm soát tại một điểm chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm tại các vị trí: Khu vực Trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc;
Khi tuần tra, kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm trong các trường hợp:
Phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời; phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm; tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc; phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc.
Khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay.
Bên cạnh đó, tại Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA thì khi tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, Cảnh sát giao thông phải:
– Sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang.
– Sử dụng phương tiện xe ô tô, mô tô tuần tra, kiểm soát (màu sơn trắng), xe chuyên dùng, có dòng chữ Cảnh sát giao thông song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh), lắp đặt đèn, cờ hiệu Công an, còi phát tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật;
– Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện thông tin liên lạc,…
Dắt bộ xe qua chốt có bị phạt không?
Theo vấn đề anh trình bày chúng tôi xin trả lời như sau: Trong trường hợp người tham gia giao thông có hành vi xuống xe dắt bộ nhằm né chốt CSGT sau khi vi phạm giao thông thì vẫn có thể bị xử phạt hành vi vi phạm trước đó nếu CSGT chứng minh được lỗi của người tham gia giao thông. Trường hợp không chứng minh được lỗi, người dắt xe sẽ không bị xem là vi phạm giao thông và không bị xử phạt. Cụ thể:
Căn cứ khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người tham gia giao thông gồm:
- Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
- Người điều khiển, dẫn dắt súc vật;
- Người đi bộ trên đường bộ.
Theo đó, người dắt xe có thể được xem là người đi bộ trên đường bộ và phải chấp hành thực hiện các nguyên tắc tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008 như: phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường,… Đồng thời, tại Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định những nguyên tắc chung đối với người tham gia giao thông, phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Trách nhiệm chứng minh lỗi vi phạm của CSGT
Để xử phạt vi phạm hành chính của người tham gia giao thông, CSGT phải có trách nhiệm chứng minh lỗi vi phạm, căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Theo đó, để xử phạt vi phạm hành chính của người có hành vi xuống xe dắt bộ thì CSGT phải có trách nhiệm phải chứng minh được người này có hành vi vi phạm trước đó.
Việc chứng minh của CSGT có thể thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (camera, máy bắn tốc độ,…) hoặc người làm chứng theo khoản 3 Điều 19 Thông tư 65/2020/TT-BCA.
Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm, CSGT có quyền yêu cầu dừng xe kiểm tra và cho người vi phạm xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó; nếu chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi, thu được thì hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị.
Một số trường hợp nếu dắt xe mà gây cản trở giao thông thì tùy tính chất, mức độ của hành vi CSGT sẽ nhắc nhở hoặc có thể xử phạt.
Nếu CSGT không chứng minh được lỗi vi phạm thì không có quyền xử phạt lỗi vi phạm đó.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Dắt bộ xe qua chốt có bị phạt không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là thủ tục tách hộ khẩu. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Hện nay pháp luật chưa có quy định nào về việc rút chìa khóa xe của người vi phạm là quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát. Bạn bị cảnh sát giao thông rút chìa khóa xe khi kiểm tra nồng độ thì người cảnh sát đấy đang vi phạm pháp luật.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính của cảnh sát giao thông thì cá nhân phải thực hiện việc khiếu nại nếu như quyết định hành chính đấy sai. Bị cảnh sát giao thông xử phạt sai thì người dân có thể gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp đến cảnh sát giao thông đấy hoặc là khiếu nại đến cơ quan.
Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định hình thức tuần tra, kiểm soát như sau:
Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông
a) Cảnh sát giao thông tổ chức lực lượng tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ; kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện cao điểm tuần tra, kiểm soát; kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề; kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, …
b) Tại Trạm Cảnh sát giao thông, lắp đặt, sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi hình khu vực kiểm soát. Tại một điểm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.
Như vậy, trường hợp cảnh sát giao thông lập chốt tại đường cong nếu che mất tầm nhìn và gây nguy hiểm là không phù hợp với quy định.