Đất bị kê biên thi hành án có chuyển nhượng được không ? Là một trong những tài sản có giá trị lớn; vầ hữu hạn bởi vậy nhu cầu về đất ở ngày càng tăng cao. Các giao dịch dân sự về đất đai được rất nhiều người chú ý bởi tính ổn định và khả năng sinh lời cao khi đầu tư. Tuy nhiên, lợi nhuận nhuận lớn đồng nghĩa với rủi ro cao; một trong số đó chính là rủi ro khi đất bị kê biên. Qua bài viết này hãy cùng Luật Sư X; tìm hiểu vậy đối với đất bị kê biên có được chuyển nhượng hay không?
Căn cứ pháp lý
Đất bị kê biên thi hành án có chuyển nhượng được không ?
Để biết đất bị kê biên thi hành án có chuyển nhượng được không thì chúng ta cần xem xét. Vậy điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì ?
Theo quy định tại điều 188 về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp; nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất”.
Để chuyển nhượng quyền sử dụng đất; phải đáp ứng được các quy định tại điều 188 như trên. Theo đó, đối với đất đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án thì hiện nay pháp luật không cho phép chuyển nhượng.
Đất bị kê biên thi hành án có chuyển nhượng? Làm gì khi mua phải loại đất này
Do không tìm hiểu kỹ về tính pháp lý của mảnh đất. Vì vậy mà có không ít trường hợp người dân mua phải đất đang thuộc diện bị kê biên đảm bảo thi hành án. Vậy phải làm làm thế nào khi gặp trường hợp này.
Việc giao dịch, chuyển nhượng đất thuộc diện bị kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án là không hợp pháp và thuộc điều cấm của pháp luật đất đai. Bởi không đáp ứng được điều kiện của pháp luật đề ra, vì vậy đối với giao dịch này sẽ bị vô hiệu.
Theo quy định tại điều 123 Bộ luật dân sự 2015; quy định về giao dịch dân sự vô hiệu, do vi phạm điều cấm của luật như sau:
“Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép; chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.“
Vậy khi mua nhầm đất bị phong tỏa; kê biên thi hành án (loại đất không được chuyển nhượng theo quy định pháp luật) thì giao dịch dân sự; giữa người mua và người bán là giao dịch dân sự vô hiệu.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu; hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (theo Điều 131 Bộ luật dân sự 2015).
Khi rơi vào trường hợp này; người có mua phải đất thuộc diện kê biên thi hành án và bị cấm không được chuyển nhượng thì người mua có thể yêu cầu người bán trả lại tiền. Trường hợp các bên, không thỏa thuận được thì người mua có thể khởi kiện ra tòa án, yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu.
Một số lưu ý khi thực hiện chuyển nhượng, mua bán đất đai
Để tránh những thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình mua bán chuyển nhượng đất đai như: Mua phải đất thuộc diện quy hoạch; có tranh chấp đất; bị kê biên thi hành án thì người mua cần lưu ý một số yếu tố sau:
Thứ nhất, kiểm tra thông tin về thửa đất:
Giấy tờ pháp lý (sổ đỏ, bản đồ địa chính,…): Kiểm tra xem đó là giấy tờ thật hay giả. Giấy tờ đó thể hiện quyền hạn của người đứng ra chuyển nhượng nhà, đất. Nội dung kiểm tra cần xem xem thông tin về thửa đất và thực tế có giống nhau không. Cần phải kiểm tra kĩ các thông tin trên giấy tờ để đảm bảo việc chuyển nhượng không vi phạm quy định của pháp luật.
Thứ hai: tra cứu quy hoạch đất đai
Việc tra cứu quy hoạch đất đai có ý nghĩa rất lớn đến tương lai của mảnh đất; cũng như khả năng chuyển nhượng; mua bán cũng như giá trị kinh tế của mảnh đất trong thời gian dài. Vì vậy đây là một điều rất quan trọng khi tìm hiểu về bất cứ mảnh đất nào
Thứ ba tính ổn định của nhà đất
Khi tiến hành giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cần phải xác định xem nhà, đất được chuyển nhượng là tài sản chung hay tài sản riêng. Trường hợp đó là tài sản chung của hai vợ chồng thì khi chuyển nhượng cần sự có mặt và kí kết của hai người. Nếu một trong hai người vắng mặt thì phải có giấy ủy quyền được công chứng. Thủ tục này là bắt buộc, tránh trường hợp sau khi chuyển nhượng phát sinh tranh chấp khiến hợp đồng vô hiệu.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết”Đất bị kê biên thi hành án có chuyển nhượng được không ?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833.102.102
Câu hỏi liên quan
Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần được công chứng mới có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên nếu một bên hoặc các bên đã thực hiện 2/3 nghĩa vụ hợp đồng thì Tòa án sẽ công nhận hiệu lực hợp đồng mà không cần công chứng, chứng thực.
Phần đất nằm trong diện quy hoạch sau 3 năm chưa có quyết định thu hồi thì cơ quan Nhà nước phải điều chỉnh, hủy bỏ và công bố việc điều chỉnh phần đất đó. Trong trường hợp cơ quan điều chỉnh không tiến hành thì người sử dụng có thể tiếp tục thực hiện các quyền cơ bản của người sử dụng đất mà không bị ảnh hưởng bởi các thủ tục pháp lý.
Tra cứu thông tin là quyền được tiếp cận thông tin của người dân. Việc cung cấp thông tin là trách nhiệm của cơ quan nhà nước.
Như vậy việc tra cứu thông tin quy hoạch là hoàn toàn không mất phí
Tuy nhiên việc yêu cầu in thông tin tài liệu để đem đi thì cần phải chi trả phí.