Trong các hộ gia đình vùng nông thôn, đất ao được sử dụng khá phổ biến và mang lại nhiều lợi ích trong công tác nuôi trồng thủy sản. Nhưng vì biến đổi nền kinh tế nhiều người dân muốn san lấp đất ao thực hiện hoạt động kinh doanh khác cũng như chuyển đổi mục đích sử dụng đất ao. Vậy đất ao có được san lấp không theo quy định pháp luật đang là thắc mắc của rất nhiều người.
Hiểu rõ vấn đề, thông qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhằm làm sáng tỏ quy định pháp luật về đất ao cũng như trả lời cho câu hỏi đất ao có được san lấp không theo quy định pháp luật? Mời quý độc giả đón xem ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Luật Tài nguyên nước 2012
- Nghị định 91/2019/NĐ-CP
- Thông tư 30/2014/TT-BTNMT
Đất ao là gì?
Đất ao là khu đất trũng, được hình thành tự nhiên hoặc nhân tạo, có nước đọng lại tạo thành ao. Kích cơ của mỗi khu đất ao thường không lớn, thường được người dân tận dụng để chăn nuôi thủy sản hoặc xây dựng quang cảnh làm đẹp.
Vậy đất ao thuộc loại đất gì? Quy định về đất ao cũng đã được nêu rõ trong Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:
- Đất ao được công nhận là đất ở nếu lô đất đó nằm trong cùng một thửa với đất có nhà trong khu dân cư được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 1 Điều 103 Luật Đất đai 2013
- Đất ao nằm trong trong khu dân cư nhưng không được công nhận là đất thổ cư thì được xếp vào nhóm đất nông nghiệp.
- Đất ao không cùng thửa với đất có nhà ở, sử dụng để nuôi trồng thủy sản được quy vào nhóm đất nông nghiệp. Trường hợp này đất ao thuộc nhóm đất nông nghiệp nên thường cũng sẽ không có quá nhiều khúc mắc trong quá trình sử dụng.
Vì quy định như trên nên chưa có ký hiệu đất ao cụ thể nào, tùy từng trường hợp mà đất ao nằm trong nhóm đất ở hoặc đất nông nghiệp.
Quy định về việc sử dụng đất ao
Theo quy định tại Điều 139 Luật đất đai 2013 thì đối với đất ao hồ, đầm lầy việc quản lý và sử dụng sẽ được thực hiện như sau:
“1.Ao, hồ, đầm được Nhà nước giao theo hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp.
Ao, hồ, đầm được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp hoặc nông nghiệp kết hợp với mục đích phi nông nghiệp.
2. Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều xã, phường, thị trấn thì việc sử dụng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì việc sử dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc sử dụng do Chính phủ quy định.”
Và tại Điều 47 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định:
“1. Việc sử dụng đất có mặt nước nội địa thuộc địa phận nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch tài nguyên nước đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện cho thuê đất có mặt nước nội địa đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để đầu tư nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp hoặc nông nghiệp kết hợp với mục đích phi nông nghiệp theo thẩm quyền quy định tại Điều 59 của Luật Đất đai.
3. Người được cho thuê đất theo quy định tại Khoản 2 Điều này phải bảo vệ môi trường, cảnh quan và không được làm ảnh hưởng đến mục đích chính của công trình sử dụng đất có mặt nước nội địa.”
Do đó khi sử dụng đất ao thuộc quyền sử dụng của mình, bạn cần chú ý thực hiện theo đúng các nguyên tắc mà pháp luật quy định.
Đất ao có được san lấp không theo quy định pháp luật?
Căn cứ khoản 7 Điều 60 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định về phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo như sau:
Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo
7. Hồ, ao, đầm, phá không được san lấp để phòng, chống ngập, úng và bảo vệ nguồn nước.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trong phạm vi địa phương.
Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Ngoài ra tại Điều 252 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề như sau:
Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề
“Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.
Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.”
Theo đó, nếu đất ao không thuộc trường hợp không được san lấp theo quy định tại Điều 60 Luật Tài nguyên nước 2012 thì bạn có quyền san lấp.
Đất ao có được san lấp không theo quy định pháp luật?
Hành vi tự ý san lấp ao bị phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hủy hoại đất như sau:
“1. Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.
2. Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.”
Như vậy, tùy vào diện tích đất bị hủy hoại mà có mức phạt tiền tương ứng theo quy định nêu trên. Bên cạnh đó, còn có biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, nếu người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định.
Muốn chuyển đổi đất ao thành đất ở thì làm như thế nào?
Trên thực tế, ở Việt Nam đất ao thửa đất ở của người dân nên nhiều người lầm tưởng rằng đất ao này sẽ đương nhiên được sử dụng như đất ở. Tuy nhiên mỗi loại đất chỉ được sử dụng với đúng mục đích của nó và nếu muốn sử dụng để xây nhà, các công trình xây dựng thì cần phải chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở. Bên cạnh đó ta cần làm rõ một số quy định liên quan đến việc xác định diện tích đất ở nằm trong thửa đất có cả vườn ao.
Căn cứ Điều 103 Luật Đất đai 2013 quy định về việc xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao như sau:
“1.Đất vườn, ao của hộ gia đình, cá nhân được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất đang có nhà ở.
2. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó.
Trường hợp trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này chưa xác định rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được công nhận không phải nộp tiền sử dụng đất được xác định bằng không quá 05 lần hạn mức giao đất ở quy định tại khoản 2 Điều 143 và khoản 4 Điều 144 của Luật này.
3. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó.
4. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình phù hợp với tập quán ở địa phương theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình;
b) Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương;
c) Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.
5. Đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà đất đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp đất đã sử dụng ổn định kể từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 143 và khoản 4 Điều 144 của Luật này.
6. Phần diện tích đất vườn, ao còn lại sau khi đã xác định diện tích đất ở theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 của Điều này thì được xác định sử dụng vào mục đích hiện trạng đang sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.”
Theo đó phần còn lại không phải đất ở thì sẽ được xác định là đất ao và cần làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất
Chuyển đất ao sang đất ở thuộc trường hợp cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền. Theo đó người sử dụng đất phải nộp hồ sơ thẩm định xin phép chuyển mục đích sử dụng đất, hồ sơ theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT:
“a) Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Thủ tục chuyển đất ao sang đất ở
Bước 1. Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
- Công chức tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.
- Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3. Giải quyết
- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
- Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Khi nhận được thông báo nộp tiền sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân nộp tiền theo thông báo tại cơ quan thuế và giữ biên lai nộp tiền để xuất trình trước khi nhận quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Bước 4. Trao kết quả
Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu như thế nào?
- Hạn mức chuyển đổi đất vườn sang đất ở năm 2023
- Hạn mức giao đất tái định cư năm 2023 là bao nhiêu?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Đất ao có được san lấp không theo quy định pháp luật?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thành lập công ty Bắc Giang, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người sở hữu đất cần chứng minh được quyền sở hữu đất hợp pháp bằng các loại giấy tờ được chấp nhận. Nếu hộ gia đình không có các giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng lô đất ao đó thì phải chứng minh được đã sử dụng ổn định từ trước ngày 01/07/2004 và có xác nhận từ UBND cấp xã là không có bất kỳ tranh chấp nào và phù hợp với quy hoạch.
Đất thuộc đối tượng được cấp sổ đỏ theo quy định của Luật Đất Đai 2013.
Đã nộp đầy đủ tiền sử dụng đất (trừ trường hợp thuộc đối tượng được miễn thuế sử dụng đất).
Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất buộc phải ghi rõ mục đích sử dụng đất.
Chính vì vậy, bạn cần xác định rõ ràng thông tin về mảnh đất ao tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu đất ao mà bạn đang sở hữu không được công nhận là đất thổ cư thì khi muốn sử dụng để xây nhà hoặc chuyển nhượng cần thực hiện chuyển mục đích sử dụng trước khi xin cấp sổ đỏ.
Đất ao theo quy định cũng được phép tách thửa nếu đảm bảo đủ các điều kiện như sau:
Chủ sở hữu có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và tài sản gắn liền với đất theo đúng quy định pháp luật.
Đất ao còn vẫn còn thời hạn sử dụng theo quy định.
Đảm bảo điều kiện về hạn mức đất tối thiểu ở địa phương nơi có đất ao.
Mảnh đất đang không xảy ra tranh chấp
Mảnh đất đang không bị thế chấp, không bị kê biên để đảm bảo việc thi hành án.
Cụ thể, với đất ao có đủ đầy đủ giấy tờ về quyền sở hữu, không bị kê biên, thế chấp, hay xảy ra tranh chấp có thể thực hiện chuyển nhượng đất ao bình thường.
Tuy nhiên, khi giao dịch mua bán đất ao cần lưu ý phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng với phần diện tích giao dịch. Trong trường hợp đất ao không được công nhận là đất ở thì cần chú ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất sau đó làm sổ đỏ riêng. Phần đất ao này sau đó mới có thể thực hiện chuyển nhượng, tặng cho.