Hiện nay, vấn đề đập phá di tích lịch sử diễn ra muôn hình vạn trạng; do nhiều nguyên nhân như nhận thức hạn chế, do buông lỏng quản lý, do trục lợi… Hành vi này có thể xóa sổ nhiều di tích, nhiều viên ngọc quý nhuốm màu thời gian; ghi dấu tài năng, tâm hồn và trí tuệ của cha ông ta; làm nên bản sắc văn hóa dân tộc sẽ biến mất vĩnh viễn. Vậy hành vi đập phá, làm hư hỏng dư tích lịch sử bị xử lý như thế nào? Trong nội dung bài viết này; Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cở sở pháp lý
- Luật di sản văn hóa 2001 sửa đổi bổ sung 2009
- Nghị định 38/2021/NĐ-CP
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Nội dung tư vấn
Di tích lịch sử là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Luật di sản văn hóa 2001 sửa đổi bổ sung 2009; quy định như sau:
3, Di tích lịch sử – văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Như vậy, di tích lịch sử là công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Theo đó, di tích lịch sử phải có một trong các tiêu chí sau đây:
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử; văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc; danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia; hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
+ Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
+ Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc; tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một; hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.
Có thể kể đến các di tích lịch sử tiêu biểu ở nước ta như: Đền Hùng, Đền Cổ loa; Đền Trần, Khu Di tích lịch sử Kim Liên; …
Đập phá di tích lịch sử bị xử phạt bao nhiêu?
Xâm hại, đập phá các di tích lịch sử đang là vấn đề nhức nhối; khi mà nhiều địa phương luôn phải đối mặt với tình trạng mất đi công trình; hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa… Đây là hành vi vi phạm phạm pháp luật; tùy theo tính chất mức độ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tại khoản 2 Điều 13 Luật di sản văn hóa 2001 sửa đổi 2009 quy định nghiệm cấm hành vi hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di tích lịch sử.
Điều 13. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
2, Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa;
Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 20. Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa
6, Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương;
Như vậy, theo quy định trên hành vi đập phá di tích lịch sử sẽ bị xử phạt hành chính; với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Đập phá di tích lịch sử bị phạt đến 07 năm tù
Người có hành vi đập phá di tích lịch sử có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng; theo Điều 345 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Cụ thể, tại khoản 1 Điều 345 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017; quy định như sau:
Điều 345. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng
1, Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh, gây hư hại di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Như vậy, người có hành vi đập phá di tích lịch sử bị phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không gian giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm; nếu hành vi đập phá di tích lịch sử dẫn đến hậu quả làm hư hại di tích lịch sử có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hoặc gây hậu quả làm thay đổi yếu tố cấu trúc di tích; hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Thậm chí, người có hành vi đập phá di tích lịch sử mà gây ra hậu quả hư hại di tích lịch sử – văn hóa; có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc hủy hoại; làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia; hoặc cấp quốc gia đặc biệt, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Mua bán trái phép cổ vật bị xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Phục hồi di tích lịch sử – văn hóa là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử – văn hóa đã bị hủy hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử – văn hóa đó.
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử – văn hóa.
Bảo quản di tích lịch sử – văn hóa là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử – văn hóa.
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tuyên truyền, giới thiệu sai lệch nội dung, giá trị di tích lịch sử – văn hóa.