Chào Luật sư, trong xóm tôi có một thanh niên sau một quá trình đi nghĩa vụ quân sự, do không chịu được vất vả và tính kỷ luật trong quân đội đã có hành vi đào ngũ bỏ trốn khỏi đơn vị. Tháng 05/2023 gần đây người thanh niên kia bị bắt khi đang lẫn trốn tại nhà ba mẹ ruột. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi hành vi đào ngũ có bị tước quốc tịch không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc đào ngũ có bị tước quốc tịch?. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
- Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
- Thông tư 16/2020/TT-BQP
Đào ngũ là gì?
Đào ngũ được nhiều người biết đến là hành vi của những người thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng lại không chấm hành nhiệm vụ mà lại trốn ra khỏi doanh trại đang đóng quân. Vậy ngoài cách hiểu này thì đào ngũ còn được hiểu như thế nào nữa hay không?
Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về việc đào ngũ như sau:
– Tự ý rời khỏi đơn vị lần đầu quá 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; quá 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không thuộc các trường hợp được quy định tại Bộ luật hình sự thì bị kỷ luật từ cảnh cáo đến hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm.
– Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc:
- Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;
- Khi đang làm nhiệm vụ;
- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
- Lôi kéo người khác tham gia.
Trình tự xử lý hành vi quân nhân đào ngũ tại Việt Nam
Hành vi đào ngũ là hành vi vi phạm trong quân đội có mức độ nghiêm trọng, chính vì thể cần phải có các biện pháp xử lý hành vi quân nhân đào ngũ tại Việt Nam một cách răn đe và rõ ràng để nhằm hạn chế hoặc giảm thiểu hành vi đào ngũ xảy ra trên thực tế.
Theo quy định tại Điều 42 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật trong một số trường hợp đặc biệt như sau:
– Trường hợp người vi phạm thuộc quyền có hành vi chống mệnh lệnh hoặc có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì người chỉ huy phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời và báo cáo ngay lên cấp trên có thẩm quyền.
– Trường hợp người vi phạm không chấp hành kiểm điểm xét kỷ luật thì người chỉ huy căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, đề nghị của cấp dưới và các tổ chức quần chúng để triệu tập họp chỉ huy, cấp ủy xem xét, quyết định hình thức kỷ luật theo quyền hạn.
– Trường hợp quân nhân đào ngũ bị xử lý kỷ luật vắng mặt thì đơn vị gửi văn bản thông báo hình thức xử lý và yêu cầu quân nhân vi phạm trở lại đơn vị về Ủy ban nhân dân cấp phường, xã, thị trấn, cơ quan quân sự cấp huyện nơi quân nhân cư trú và gia đình quân nhân. Nếu sau 30 ngày, kể từ ngày thông báo mà quân nhân vi phạm vẫn không trở lại đơn vị thì bị coi là đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
– Trường hợp người vi phạm pháp luật bị khởi tố, truy tố, xét xử thì chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên ra quyết định người vi phạm không được mang mặc trang phục của Quân đội trong thời gian bị cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử.
– Trường hợp người vi phạm đã chết thì chỉ xem xét, kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.
– Trường hợp quân nhân vi phạm kỷ luật trong thời gian biệt phái thì việc xem xét, xử lý kỷ luật do cơ quan, tổ chức sử dụng quân nhân biệt phái tiến hành và gửi toàn bộ hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan, đơn vị quản lý quân nhân biệt phái để lưu vào hồ sơ quân nhân.
– Trường hợp người vi phạm chuyển công tác về cơ quan, đơn vị khác trong Bộ Quốc phòng mới phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật khi công tác ở cơ quan, đơn vị cũ thì do cơ quan, đơn vị cũ tiến hành xem xét kỷ luật và gửi toàn bộ hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan, đơn vị đang quản lý người vi phạm để lưu hồ sơ và theo dõi quản lý.
– Trường hợp người vi phạm thôi phục vụ trong quân đội mới phát hiện có hành vi vi phạm kỷ luật trong thời gian phục vụ trong quân đội thì do cơ quan, đơn vị quân đội đã quản lý tiến hành xem xét xử lý kỷ luật
Tội đào sẽ bị xử phạt như thế nào?
Không chỉ bị quân đội xử lý kỹ luật, nhiều hành vi đào ngũ ở mức độ nghiêm trọng sẽ bị phía cơ quan có thẩm quyền trong quân đội truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Đào ngũ. Tội Đào ngũ theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Theo quy định tại Điều 402 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội đào ngũ như sau:
– Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
- Lôi kéo người khác phạm tội;
- Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
- Trong chiến đấu;
- Trong khu vực có chiến sự;
- Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
- Trong tình trạng khẩn cấp;
- Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Đào ngũ có bị tước quốc tịch?
Mặc dù hành vi đào ngũ là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ vi phạm nghiêm trọng tuy nhiên xét về việc nghiêm trọng đến mức bị tước cả quốc tịch Việt Nam thì sẽ không thể. Bởi theo quy định tại Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về các căn cứ tước quốc tịch không có hành vi đào ngũ.
Theo quy định tại Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về căn cứ tước quốc tịch Việt Nam như sau:
– Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Đào ngũ có bị tước quốc tịch không theo quy định nhà nước?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến Mẫu di chúc có người làm chứng cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ (sau đây gọi chung là quân nhân), công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là công chức, công nhân và viên chức quốc phòng) và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
– Các đối tượng sau đây vi phạm pháp luật của nhà nước, điều lệnh, điều lệ của Quân đội thì cũng áp dụng Thông tư này để xem xét, xử lý kỷ luật:
+ Người lao động hợp đồng đang phục vụ trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng;
+ Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
+ Dân quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc làm nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
+ Công dân được trưng tập vào phục vụ trong Quân đội.
– Trường hợp người vi phạm kỷ luật nếu tiếp tục làm việc có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị hoặc gây khó khăn cho việc xác minh thì trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật, trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên được quyền tạm đình chỉ công tác đối với người vi phạm kỷ luật thuộc quyền quản lý và tạm thời chỉ định người thay thế, nhưng phải báo cáo lên cấp trên.
– Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 03 (ba) tháng. Trường hợp đặc biệt do có nhiều tình tiết phức tạp cần được làm rõ thì có thể kéo dài nhưng không được quá 05 (năm) tháng.
– Không chấp hành mệnh lệnh hoặc không thực hiện nhiệm vụ khi người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp có thẩm quyền giao mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị kỷ luật cảnh cáo hoặc hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm.
– Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm, giáng chức, cách chức, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc:
+ Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
+ Lôi kéo người khác tham gia;
+ Trong sẵn sàng chiến đấu;
+ Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.Đào ngũ có bị tước quốc tịch?