Đánh cắp tài khoản Facebook người khác bị xử phạt ra sao? Mức phạt với hành vi này là bao nhiêu?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Đánh cắp tài khoản Facebook người khác là hành vi vi phạm pháp luật
Điều 17 Luật An ninh mạng sẽ giúp bảo vệ người dân trước các hoạt động gián điệp mạng; bảo vệ bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng. Điều 18 Luật An ninh mạng giúp bảo vệ người dân khỏi các hoạt động tội phạm mạng; như chiếm đoạt tài sản, trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng… Điều 19, Luật An ninh mạng trao công cụ để bảo vệ người dân khỏi hoạt động tấn công mạng; như tán phát mã độc, tấn công từ chối dịch vụ…
Việc đánh cắp tài khoản Facebook cá nhân của người khác nhằm đánh cắp các thông tin cá nhân; là hành vi vi phạm pháp luật, được quy định ở các luật sau: Điều 21 Hiến pháp 2013; Điều 38, Điều 387 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng 2015… trên thực tế cho thấy việc mua bán thông tin cá nhân trên mạng internet; đang diễn ra hết sức công khai và rầm rộ. Nhiều người sau khi đánh cắp tài khoản Facebook người khác không nhằm mục đích mua bán; sẽ tung những thông tin cá nhân của chủ tài khoản Facebook; gây ảnh hưởng đến tâm ký, sức khỏe, công việc … của người đó.
Do vậy hành vi đánh cắp tài khoản Facebook người khác là hành vi vi phạm pháp luật; xâm hại đến quyền được bảo mật thông tin cá nhân của một người; hành vi này có thể bị xử phạt hành chính; hoặc truy cứu hình sự tùy vào hành vi vi phạm.
Đánh cắp tài khoản Facebook người khác bị xử phạt ra sao?
Xử phạt hành chính hành vi đánh cắp tài khoản Facebook người khác
Đánh cắp tài khoản Facebook người khác sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP
“Điều 80. Vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối hành vi bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác để chiếm quyền điều khiển thiết bị số hoặc thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số hoặc thay đổi tham số cài đặt thiết bị số hoặc thu thập thông tin của người khác;
b) Xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng;
c) Cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin;
d) Ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng, trừ trường hợp pháp luật cho phép;
……………”
Như vậy, thông thường, nếu chỉ hack Facebook người khác chỉ bị phạt hành chính 10 triệu đồng. Theo Điều 80 của Nghị định này; người có hành vi bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu; khóa mật mã và thông tin của tổ chức; cá nhân khác trên môi trường mạng sẽ bị xử phạt với số tiền từ 10-20 triệu đồng. Mức phạt này sẽ dao động từ 30-50 triệu đồng; đối với hành vi truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác; để chiếm quyền điều khiển thiết bị số hoặc thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi đánh cắp tài khoản Facebook người khác
Trong một số trường hợp, người đánh cắp tài khoản mạng xã hội; hack Facebook người khác cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình sự 2015 quy định; Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín; hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác như sau:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây; đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; thì bị phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax; hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính; viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin; nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax; hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín; telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.”
Hiện nay, khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 03 năm tù giam; nếu phạm tội có tổ chức, lợi dụng quyền hạn, làm nạn nhân tự sát…
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi đánh cắp tài khoản Facebook người khác với tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông được quy định như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông
……………..”
Hiện nay, khung hình phạt cao nhất của tội này là 07 năm tù giam.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Làm nhục người khác trên facebook bị truy cứu trách nhiệm hình sự không
- Hành vi lừa đảo qua mạng xã hội có thể đối mặt mức án 3 năm tù
- Con trai không tố giác cha mình phạm tội có vi phạm pháp luật không?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đánh cắp tài khoản Facebook người khác bị xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 2 Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 này quy định:
“1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.“
Theo Điểm e Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin, trong đó:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật.
Điều 4 Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 quy định về quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân quy định không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép… gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.