Câu hỏi: Chào luật sư, tết vừa qua khi gia đình tôi đến chơi nhà bác thì có thấy mọi người đang chơi bài tiến lên ăn tiền, thế nên chồng tôi có vào chơi cùng vài ván, sau đó thì bị công an phát hiện và bị bắt, số tiền mà chồng tôi cũng như mọi người dùng để đánh bạc lúc đó là 500 nghìn đồng, luật sư cho tôi hỏi đánh bạc dưới 500 nghìn thì bị phạt ra sao và có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Đánh bạc là hành vi rất thường gặp hiện nay, vậy thì pháp luật quy định như thế nào về việc xử phạt hành vi đánh bạc này, trường hợp nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự và trường hợp nào thì bị xử phạt hành chính?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay nhé.
Khái niệm đánh bạc là gì?
Đánh bạc là hành vi tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà sự được hoặc thua kèm theo việc được hoặc mất lợi ích vật chất đáng kể như tiền, hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác.
Đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự xã hội, không chỉ ảnh hưởng xấu đến gia đình và cá nhân người chơi mà còn có thể là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và tội phạm khác. Do vậy, tội phạm này được quy định trong Luật hình sự Việt Nam rất sớm. Văn bản pháp luật đầu tiên quy định về tội phạm này là Sắc lệnh số 468 năm 1948. Trước khi có Bộ luật hình sự cũ năm 1985, tội đánh bạc được quy định trong Sắc luật số 03 năm 1976. Trong Bộ luật hình sự cũ năm 1985 và năm 1999, tội đánh bạc đều được quy định thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng.
ành vi đánh bạc được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, các hình thức đánh bạc thường thấy là chơi tổ tôm, xóc đĩa, bài tây, chơi lô, đề, cá độ bóng đá, chọi gà, cá độ đua ngựa, đua xe,…
Tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP quy định, tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc bao gồm:- Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
– Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc;
– Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.
Trong đó, theo quy định tại khoản 4, nếu nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật đánh bạc với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc.
Tùy thuộc vào số tiền và giá trị hiện vật dùng để đánh bạc mà người thực hiện hành vi này có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Nhà nước.
Quy định về chế tài xử phạt tội đánh bạc
Tội đánh bạc được quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với mức hình phạt như sau:
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Người thực hiện hành vi đánh bạc có thể bị phạt tiền đến 02 triệu nếu bị xử lý vi phạm hành chính; phạt tiền đến 100 triệu hoặc phạt tù đến 07 năm nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đánh bạc dưới 500 nghìn bị xử phạt thế nào?
Có thể thấy, đánh bạc dưới 500 nghìn, 100 nghìn là hành vi đánh bạc với mục đích được thua bằng tiền. Nếu đủ định lượng trên 5 triệu hoặc dưới 5 triệu nhưng thỏa mãn 1 trong 2 trường hợp sau thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đánh bạc dưới 5 triệu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 (tội tổ chức đánh bạc) của Bộ luật này
- Đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích
Nếu tổng các tài sản nói trên không đủ 5 triệu nhưng cũng không thuộc 1 trong 2 trường hợp trên thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
+ Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
+ Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
+ Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;
+ Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;
+ Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;
+ Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.
Lưu ý: 5 triệu này được tính bao gồm những tài sản sau:
- Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
- Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
- Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
Một số bản án về tội đánh bạc
Bản án 42/2017/HS-PT ngày 25/09/2017 về tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc
+ Cấp xét xử: Phúc thẩm.
+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân Yên Bái
+ Trích dẫn nội dung: Ngày 07-02-2017, Đặng Văn T rủ Lê Văn C tổ chức cho các con bạc ra hồ Thác B đánh bạc nhằm thu lời. Tối cùng ngày, Đặng Văn T và Lê Văn C dùng thuyền máy chở các con bạc ra khu vực hồ giáp đảo Gò G thuộc thôn Tầm V, xã Vũ L, huyện Y, tỉnh Yên Bái. Tại đây, Đặng Văn T đã thu tiền phế của một số con bạc với số tiền 100.000 đồng, sau đó các con bạc đã chơi đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa Các bị cáo chơi đánh bạc đến khoảng 23 giờ 30 phút cùng ngày thì bị bắt quả tang cùng vật chứng là số tiền dùng vào việc đánh bạc tổng cộng là 37.610.000đ (ba mươi bảy triệu sáu trăm mười nghìn đồng).
Bản án 48/2018/HSPT ngày 09/11/2018 về tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc
+ Cấp xét xử: Phúc thẩm.
+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân Trà Vinh
+ Trích dẫn nội dung: Vào khoảng 07 giờ 30 phút ngày 16/8/2017, lực lượng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Trà Vinh kết hợp Công an xã Lưu Nghiệp A, huyện Trà C tiến hành kiểm tra và phát hiện Lâm Thị Ph có hành vi tổ chức ghi và nhận số đầu đuôi, bao lô (số đề) ăn thua bằng tiền qua điện thoại tại nhà thuộc ấp Chợ, xã Lưu Nghiệp A, huyện Trà C, tỉnh Trà Vinh.
Bản án 09/2018/HSPT ngày 27/03/2018 về tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc
+ Cấp xét xử: Phúc thẩm.
+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân Trà Vinh
+ Trích dẫn nội dung: Nguyễn Thị Bé B, sinh năm 1972 ở ấp Phú Ph III, xã Bình Ph, huyện Càng L, bắt đầu ghi số đề (đầu, đuôi) vào khoảng tháng 01 năm 2017 đến ngày 21/6/2017. Mỗi ngày ghi số bán cho các con bạc, các con bạc đến nhà gặp Bé B đưa tờ phơi đã ghi sẵn các con số, số tiền, đài cần mua đưa, nói cho Bé B ghi lại hoặc gởi tin nhắn hay điện thoại vào máy di động của Bé B để mua số. Bé B giữ lại các phơi, tin nhắn và các cuộc gọi mua số để trực tiếp ăn thua với các con bạc. Khi có kết quả xổ số nếu con bạc có con số trúng thì đến gặp Bé B hoặc hẹn ở một địa điểm nào đó để nhận tiền trúng.
Bản án 178/2019/HSPT ngày 05/03/2019 về tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc
+ Cấp xét xử: Phúc thẩm.
+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân Hà Nội
+ Trích dẫn nội dung: Khoảng 20 giờ 00 phút ngày 12/6/2018, Nguyễn Văn T gọi điện thoại rủ V, Q đến nhà mình chơi bạc, một lúc sau V, Th, H đến. T, V, Th, H rủ nhau chơi đánh bạc dưới hình thức chơi “liêng” thắng thua bằng tiền tại gian bếp nhà T, công cụ đánh bạc là bộ bài 52 quân T đã chuẩn bị sẵn, quá trình chơi thì H1, T1, T2 đến và cùng tham gia chơi. Các đối tượng tại chiếu đánh “chắn”, “tá lả” chơi đến khoảng 22 giờ 30 phút cùng ngày thì bị lực lượng công an phát hiện bắt quả tang.
Bản án 02/2018/HSST ngày 16/01/2018 về tội tổ chức đánh bạc và đánh bạc
+ Cấp xét xử: Sơ thẩm.
+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân Huyện Cẩm Thủy – Thanh Hoá
+ Trích dẫn nội dung: Vào ngày 13/7/2017 Trần Ngọc B nhận ghi số đề qua điện thoại của nhiều người gồm: Nguyễn Thế H với số tiền là 280.000đ, chị Nguyễn Thị T số tiền là 690.000đ, Hoàng Thanh L số tiền là 6.240.000đ, Nguyễn Xuân B số tiền 4.185.000đ, Trương Thị Q số tiền là 2.640.000đ và nhận bảng ghi lô,đề của một số người không biết tên với số tiền 8.859.000đ, đến 18h5 phút khi đang nhận bảng ghi lô,đề của Trương Thị T có số tiền là 3.454.000đ thì bị Công an huyện C bắt quả tang.
Bản án 11/2017/HSST ngày 12/07/2017 về tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc
+ Cấp xét xử: Sơ thẩm.
+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân Huyện Trà Bồng – Quảng Ngãi
+ Trích dẫn nội dung: Đầu tháng 11/2016, Phạm Văn D thường xuyên chuẩn bị giấy, bút để ghi bán đề tại nhà riêng cho những người chơi đề thông qua hình thức ghi trực tiếp hoặc thông qua điện thoại di động. Sau đó căn cứ vào kết quả xổ số kiến thiết của Đài các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và Đài các tỉnh phía để xổ số đề ăn thua trực tiếp với người chơi. Vào lúc 17 giờ 50 ngày 13/01/2017, sau khi Phạm Văn D kết thúc mua bán đề để đối chiếu kết quả thắng thua dựa theo kết quả xổ số kiến thiết Đài Trung và tiếp tục mua bán đề đối với Đài Bắc thì D bị tổ công tác của Công an huyện R bắt quả tang
Bản án 536/2019/HSPT ngày 15/11/2019 về tội tổ chức đánh bạc và đánh bạc
+ Cấp xét xử: Phúc thẩm.
+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh
+ Trích dẫn nội dung: Vào lúc 16 giờ, ngày 26/6/2018, đội cảnh sát hình sự kiểm tra phòng trọ số 4, nhà trọ số 77, đường 25, phường F, Quận I, phát hiện Lương Minh N (người thuê phòng trọ số 4) đang tổ chức cho Võ Thành T, Ngô Trường Ng, Võ Ngọc M, Nguyễn Anh T đánh bạc ăn thua bằng tiền dưới hình thức đánh bài sập xám, N thu tiền xâu. Thu giữ trên chiếu bạc 2.670.000 đồng và 90.000 đồng tiền xâu.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa cho người bị tố tổ chức đánh bạc Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đánh bạc dưới 500 nghìn” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về trích lục khai sinh bản sao… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định bán pháo Bộ Quốc phòng như thế nào?
- Pháo hoa Bộ Quốc phòng có được sử dụng không?
- Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng
Câu hỏi thường gặp
Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, nghĩa là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi theo quy định của pháp luật đều có thể trở thành chủ thể của tội đánh bạc.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này vì tội phạm này là tội phạm do cố ý và không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Nếu số tiền hoặc tài sản dùng để đánh bạc có giá trị không lớn thì người có hành vi hành đánh bạc phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc và hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì mới là chủ thể của tội phạm này.
Hành vi khách quan:Người phạm tội thực hiện hành vi đánh bạc bằng nhiều hình thức khác nhau. Nếu trước đầy đánh bạc chủ yếu là bằng hình thức tổ tôm, xóc đĩa, bài tây thì bây giờ có rất nhiều hình thức đánh bạc như: chới số đề, cá độ bóng đá, chọi gà, cá độ đua ngựa, đua xe… thủ đoạn phạm tội cũng rất tinh vi.
Theo điều luật thì người có hành vi đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật đều bị coi là hành vi phạm tội. Tuy nhiên, trong thực tế không phải cứ tham gia trò chơi nào được thua bằng tiền hay hiện vật đều bị coi là hành vi phạm tội. Hiện nay các cơ quan, tổ chức có nhiều hình thức vui chơi giải trí có được thua bằng tiền hay hiện vật đều nhưng bị coi là hành vi phạm tội đánh bạc như: chơi sổ xố, lô tô, casino… các trò chơi này được Nhà nước cho phép nên không coi là hành vi phạm tội.
Cũng chính vì vậy, có ý kiến cho rằng, Điều 248 và Điều 249 Bộ luật Hình sự cần được sử dụng theo hướng thêm cụm từ “trái phép” vào điều văn của điều luật. Ví dụ: Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trái phép… hoặc người nào tham gia bất kỳ trò chơi nào được thua bằn tiền hay hiện vật trái phép… Ngược lại, có ý kiến cho rằng không cần phải quy định thuật ngữ trái phép, vì các trò chơi được thua bằng tiền hay hiện vật mà được Nhà nước cho phép thì không gọi là đánh bạc.
Khi nói đến đánh bạc là đã bao hàm yếu tố trái phép rồi; không ai nói chơi sổ xố là đánh bạc cả. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề học thuật còn thực tiễn xét xử không vướng mắc về vấn đề có được phép hay không được phép.
Tội đánh bạc được quy định tại điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung như sau:
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
=> Đánh bạc dưới 5 triệu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 (tội tổ chức đánh bạc) của Bộ luật này
Đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích