Đóng Đảng phí là một trong những nghĩa vụ của Đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng. Tuy nhiên, Đảng viên dự bị có phải đóng đảng phí hay không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc
Căn cứ pháp lý
Quyết định số 342-QĐ/TW
Quy định đóng Đảng phí như thế nào?
Đóng đảng phí là một trong những nhiệm vụ của đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, quy định về chế độ đảng phí, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 342-QĐ/TW ngày 28 tháng 12 năm 2010 quy định chung về chế độ đảng phí như sau:
– Đóng đảng phí là nhiệm vụ của đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng, là vấn đề có tính nguyên tắc và có ý nghĩa chính trị quan trọng. Căn cứ để tính đóng đảng phí của đảng viên là thu nhập hằng tháng của đảng viên.
– Đảng phí là một nguồn kinh phí hoạt động công tác đảng của tổ chức đảng các cấp; một số cấp ủy được lập quỹ dự trữ từ tiền thu đảng phí; việc sử dụng quỹ dự trữ do cấp ủy quyết định.
– Quy định về thu, nộp, quản lý và sử dụng đảng phí được thực hiện thống nhất trong toàn Đảng.
Cũng tại theo quyết định này, căn cứ để tính đóng đảng phí là thu nhập hàng tháng của đảng viên. Trong đó thu nhập này được xác định sẽ bao gồm tiền lương cùng một số khoản phụ cấp, tiền công, tiền sinh hoạt phí và một số khoản thu nhập khác.
Trong trường hợp đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên thì đóng đảng phí theo tỉ lệ % của thu nhập hàng tháng chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân.
Nếu đảng viên khó xác định được thu nhập thì có mức đóng cụ thể hàng tháng cho từng loại đối tượng.
Đảng viên dự bị có phải đóng đảng phí?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ Đảng, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời gian dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện để Đảng viên này tiến bộ.
Đồng thời, các đối tượng phải đóng Đảng phí được Bộ Chính trị quy định cụ thể tại Quy định về chế độ Đảng phí ban hành kèm theo Quyết định số 342/QĐ-TW ngày 28/12/2010 gồm:
– Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang;
– Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội;
– Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế;
– Đảng viên khác ở trong nước bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…;
– Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước.
Đặc biệt, dù Đảng viên đã được miễn sinh hoạt Đảng nhưng theo quy định tại Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW ngày 26/3/2009, Đảng viên vẫn phải giữ gìn tư cách Đảng viên và đóng Đảng phí theo quy định.
Như vậy, khi đã là Đảng viên thì phải thực hiện nghĩa vụ nộp Đảng phí mà không phân biệt Đảng viên chính thức hay Đảng viên dự bị.
Không đóng Đảng phí, Đảng viên bị xử lý thế nào?
Theo phân tích ở trên, nộp Đảng phí là quyền và nghĩa vụ của Đảng viên. Đảng viên sẽ đóng Đảng phí ở chi bộ nơi mình sinh hoạt.
Đồng thời, theo tiết c điểm 6.3.2 khoản 6.3 Điều 6 Quy định 29-QĐ/TW, nếu Đảng viên sinh hoạt Đảng tạm thời thì đóng Đảng phí ở chi bộ nơi sinh hoạt Đảng tạm thời đó.
Về việc không đóng Đảng phí, Điều 8 Điều lệ Đảng nêu rõ:
Đảng viên không đóng Đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách Đảng viên.
Đây cũng là quy định được Ban Chấp hành Trung ương Đảng nêu tại khoản 8.1 Điều 8 Quy định 29 năm 2016. Tuy nhiên, nếu có khiếu nại về việc xóa tên Đảng viên, việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:
– Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xóa tên, Đảng viên có quyền khiếu nại với cấp ủy cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Cơ quan tổ chức của cấp ủy có trách nhiệm nghiên cứu giúp cấp ủy giải quyết khiếu nại. Thời gian giải quyết khiếu nại không quá 90 ngày với cấp tỉnh, huyện và không quá 180 ngày là việc với cấp Trung ương kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Tuy nhiên, nếu quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Đảng viên nhận được quyết định xóa tên, đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận; cá nhân hoặc tập thể khiếu nại hộ… thì không giải quyết.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu hồ sơ chào hàng cạnh tranh rút gọn nghị định 63
- Cách tính lương hưu từ năm 2021
- Hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền nhận tiền lương
- Mức đóng đảng phí của Đảng viên là bao nhiêu?
- Áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế
Thông tin liên hệ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đảng viên dự bị có phải đóng đảng phí hay không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm ngừng doanh nghiệp; tìm hiểu luật xin phép bay flycam; cách lấy giấy chứng nhận độc thân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đảng phí là một nguồn kinh phí hoạt động công tác đảng của tổ chức đảng các cấp; một số cấp ủy được lập quỹ dự trữ từ tiền thu đảng phí; việc sử dụng quỹ dự trữ do cấp ủy quyết định
Điều 3 điều lệ Đảng quy định:
“ Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.”
Căn cứ quy định này, Đảng viên dự bị sẽ có đầy đủ các quyền của Đảng viên chính thức nhưng không có quyền biểu quyết.
Tuy nhiên, trong quá trình tham gia họp chi bộ hoặc các hoạt động chung khác của chi bộ, đảng viên dự bị được quyền đóng góp ý kiến của cá nhân mình vào công việc chung của Đảng nhưng không được quyền biểu quyết.