Xin chào Luật sư X. Tôi tên là Lý Văn T, gần đây tôi thấy con tôi có biểu hiện thức khuya, ngủ nhiều, thích ở một mình, ngại tiếp xúc với mọi người, hay ngáp vặt, lừ đừ,… Tôi nghi ngờ con mình bị nghiện ma túy, mà hiện tại tôi đang là Đảng viên, vậy Luật sư cho tôi hỏi Đảng viên có con nghiện ma túy có bị kỷ luật không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X. Để giải đáp thắc mắc liên quan đến “Đảng viên có con nghiện ma túy có bị kỷ luật không?” cũng như nắm bắt những vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi:
Căn cứ pháp lý
- Quy định 69-QĐ/TW
Ma túy là gì?
Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên (morphin,…); bán tổng hợp (heroin,…) hay tổng hợp (amphetamine,…) có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu. Khi dùng nhiều lần sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ cảm thấy rất khó chịu.
Thông tư liên tịch số 17/2007 giải thích “chất ma túy” là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.
Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam: Ma túy thường được hiểu là Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine,… hay một số chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên: cần sa, anh túc (thuốc phiện),… Một người bị nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện một số chất trên chứ không có sự phân biệt về chất gây nghiện mà người đó sử dụng.
Đảng viên nghiện ma túy có bị kỷ luật không?
Căn cứ Điều 49 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 có quy định kỷ luật Đảng viên vi phạm quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội:
“1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Biết nhưng đề vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột, bên vợ (chồng) cùng sống trong gia đình đánh bạc, thực hiện hoạt động rửa tiền, cho vay hoặc đi vay trái quy định dưới mọi hình thức mà không có biện pháp ngăn chặn hoặc không kịp thời báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Biết nhưng để bố, mẹ, vợ (chồng), con cùng sống trong gia đình sử dụng hoặc tàng trữ, lưu hành, mua, bán, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại; vũ khí quân dụng, thiết bị, công cụ hỗ trợ khác trái quy định mà không kịp thời báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Đánh bạc hoặc sử dụng các chất ma túy hoặc tham gia các tệ nạn xã hội khác.
b) Người có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội mà dung túng, bao che, tiếp tay, làm ngơ hoặc không kịp thời xử lý người vi phạm (mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy, đánh bạc, đi vay, cho vay trái quy định hoặc tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung cấm, độc hại).
c) Tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển, sử dụng văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại.
d) Dung túng, chứa chấp hoặc do thiếu trách nhiệm để xảy ra mại dâm, đánh bạc, mua bán, sử dụng ma túy trái pháp luật và tệ nạn xã hội khác trong đơn vị, cơ quan, tổ chức, địa bàn do mình trực tiếp quản lý, phụ trách.
đ) Biết nhưng để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột hoặc người thân của mình hoặc bên vợ (chồng) cùng sống trong gia đình sử dụng, sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Tổ chức sản xuất, bán hoặc lưu hành, tán phát các văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại.
b) Sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép hoặc tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy.
c) Sử dụng hành vi đòi nợ trái pháp luật dưới mọi hình thức.
d) Tổ chức chứa chấp và môi giới mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm.
đ) Chủ mưu, khởi xướng, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức hoặc đã bị xử lý về hành vi đánh bạc nhưng tiếp tục tái phạm”.
Như vậy, Đảng viên nghiện ma túy có thể bị kỷ luật với hình thức là cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ), hoặc bị khai trừ khỏi đảng nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Đảng viên có con nghiện ma túy có bị kỷ luật không?
Đảng viên có thể bị kỉ luật với hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ) nếu biết con của mình sử dụng trái phép chất ma túy.
Căn cứ Điều 49 Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/07/2022 quy định về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm quy định phòng, chống tệ nạn xã hội:
“1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Biết nhưng để vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột, bên vợ (chồng) cùng sống trong gia đình đánh bạc, thực hiện hoạt động rửa tiền, cho vay hoặc đi vay trái quy định dưới mọi hình thức mà không có biện pháp ngăn chặn hoặc không kịp thời báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Biết nhưng để bố, mẹ, vợ (chồng), con cùng sống trong gia đình sử dụng hoặc tàng trữ, lưu hành, mua, bán, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại; vũ khí quân dụng, thiết bị, công cụ hỗ trợ khác trái quy định mà không kịp thời báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Đánh bạc hoặc sử dụng các chất ma túy hoặc tham gia các tệ nạn xã hội khác.
b) Người có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội mà dung túng, bao che, tiếp tay, làm ngơ hoặc không kịp thời xử lý người vi phạm (mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy, đánh bạc, đi vay, cho vay trái quy định hoặc tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển, sử dụng văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại).
c) Tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển, sử dụng văn hóa phẩm có nội dung cam, độc hại.
d) Dung túng, chứa chấp hoặc do thiếu trách nhiệm để xảy ra mại dâm, đánh bạc, mua bán, sử dụng ma túy trái pháp luật và tệ nạn xã hội khác trong đơn vị, cơ quan, tổ chức, địa bàn do mình trực tiếp quản lý, phụ trách.
đ) Biết nhưng để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột hoặc người thân của mình hoặc bên vợ (chồng) cùng sống trong gia đình sử dụng, sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thi kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Tổ chức sản xuất, bán hoặc lưu hành, tán phát các văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại.
b) Sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép hoặc tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy.
c) Sử dụng hành vi đòi nợ trái pháp luật dưới mọi hình thức.
d) Tổ chức chứa chấp và môi giới mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm.
đ) Chủ mưu, khởi xướng, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức hoặc đã bị xử lý về hành vi đánh bạc nhưng tiếp tục tái phạm”.
Như vậy, nếu Đảng viên biết nhưng để con mình sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị kỉ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đảng viên có con nghiện ma túy có bị kỷ luật không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Điều kiện đăng ký hết hôn, điều kiện thay đổi căn cước công dân, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi, hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Lôi kéo phụ nữ có thai sử dụng ma túy có bị phạt tù?
- Khung hình phạt tội tàng trữ ma túy như thế nào
- Tự nguyện cai nghiện có bị phạt vi phạm hành chính vì sử dụng trái phép chất ma túy?
- Thủ tục khởi tố đảng viên như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
“Tàng trữ trái phép” được hiểu là hành vi cất giấu, giấu giếm một lượng vật thể, hàng hóa nào đó ở bất cứ vị trí nào trái với quy định của pháp luật.
Thông tư liên tịch số 17/2007 giải thích: “chất ma túy” là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.
Như vậy, có thể hiểu “tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giấu, cất giữ một cách trái pháp luật chất ma túy ở bất cứ vị trí nào mà không nhằm mục đích để buôn bán hay vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy.
Theo điểm a khoản 2 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
Trường hợp tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy có thể bị xử phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng.
Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện của người có hành vi vi phạm. Trường hợp là người nước ngoài tàng trữ trái phép chất ma túy còn bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) khung hình phạt cao nhất với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là từ 15 – 20 năm tù hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
-Tàng trữ trái phép nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05kg trở lên;
– Tàng trữ trái phép Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100g trở lên;
– Tàng trữ trái phép lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy có khối lượng 75kg trở lên;
– Tàng trữ trái phép quả thuốc phiện khô có khối lượng 600kg trở lên;
– Tàng trữ trái phép quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150kg trở lên;
– Tàng trữ trái phép các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300g trở lên…