Chào luật sư! Hiện tại tôi đang sinh sống tại hà Nội; có cho 1 người quqen vay 1 khoản tiền để kinh doanh và họ đã thế chấp quyền sử dụng đất cho tôi. Tuy nhiên như mọi người cũng biết là số ca nhiễm covid tại Hà Nội ngày càng cao; tôi cũng muốn hạn chế ra đường nên muốn nhờ luật sư tư vấn là đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm được không? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về Đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm được không? như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định bao gồm:
- Thế chấp quyền sử dụng đất
- Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
- Thế chấp tàu biển
Như vậy, từ quy định trên ta có thể hiểu; việc đăng ký biện pháp bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực trong trường hợp pháp luật quy định.
Yêu cầu đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm được không
Các phương thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm:
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:
- Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
- Nộp trực tiếp;
- Qua đường bưu điện;
- Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Như vậy để trả lời cho câu hỏi đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm được không? thì câu trả lời là có; bạn hoàn toàn có thể thực hiện đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm.
Yêu cầu đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm
1. Cá nhân; pháp nhân; hộ gia đình có quyền lựa chọn phương thức đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm; khi hệ thống đăng ký trực tuyến chính thức vận hành.
2. Yêu cầu đăng ký trực tuyến phải kê khai đầy đủ; chính xác các nội dung thuộc diện phải kê khai trên giao diện của hệ thống đăng ký trực tuyến.
Tài khoản đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm
1. Cá nhân; pháp nhân; hộ gia đình được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến; để truy cập vào hệ thống đăng ký trực tuyến.
2. Cơ quan quản lý hệ thống đăng ký trực tuyến có trách nhiệm cấp tài khoản đăng ký trực tuyến cho cá nhân; pháp nhân, hộ gia đình, nếu có yêu cầu.
3. Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình có tài khoản đăng ký trực tuyến; phải bảo vệ và chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài khoản đăng ký trực tuyến của mình.
4. Trường hợp đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác; thì cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm được không
1 lần nữa khẳng định công dân hoàn toàn có thể thực hiện đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm theo quy định hơn thế nữa; trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp; thủ tướng cũng đã có thư ngỏ; khuyến khích mọi người thực hiện đăng ký trực tuyến vừa tiện ích; nhanh chóng và chung tay phòng chống dịch bệnh.
Hoạt động đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm
1. Hệ thống đăng ký trực tuyến phải được vận hành liên tục, an toàn, chính xác.
2. Cơ quan quản lý hệ thống đăng ký trực tuyến thực hiện việc duy trì hoạt động; đảm bảo an toàn và an ninh thông tin của hệ thống đăng ký trực tuyến theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hệ thống đăng ký trực tuyến phải tạm ngừng hoạt động để bảo trì; bảo dưỡng; nâng cấp hoặc vì những lý do khác; thì cơ quan quản lý hệ thống đăng ký trực tuyến phải thông báo công khai; kịp thời về lý do và thời gian dự kiến cho hệ thống hoạt động trở lại.
Thủ tục đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm
Việc đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm được thực hiện theo thủ tục sau đây:
- Người yêu cầu đăng ký sử dụng mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm; tài khoản đăng ký trực tuyến đã được cấp truy cập vào hệ thống đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm; để kê khai nội dung đăng ký trên giao diện đăng ký trực tuyến;
- Hệ thống đăng ký trực tuyến xác nhận kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm cho người yêu cầu đăng ký trên giao diện của hệ thống đăng ký trực tuyến;
- Cơ quan đăng ký gửi 01 văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm; có xác nhận của cơ quan đăng ký đến người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức quy định tại Điều 17 của Nghị định 102/2017/NĐ-CP.
Khôi phục dữ liệu đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm được không
Nếu như phát hiện kết quả đăng ký đã bị huỷ mà người đăng ký không biết thì có thể thực hiện khôi phục dữ liẹu đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm được không; hay là phải thực hiện đăng ký lại?
Căn cứ Điều 58 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; khi phát hiện kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm đã bị hủy không đúng các căn cứ do pháp luật quy định; thì người yêu cầu đăng ký có quyền đề nghị cơ quan đăng ký khôi phục lại kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm đã bị hủy.
Văn bản đề nghị khôi phục lại kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm đã bị hủy; được gửi đến cơ quan đăng ký theo phương thức như phương thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm.
Cơ quan đăng ký có trách nhiệm xem xét, kiểm tra; nếu việc hủy kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm không đúng các căn cứ do pháp luật quy định; thì phải khôi phục lại dữ liệu đăng ký và cấp văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm cho người yêu cầu đăng ký.
Trường hợp cơ quan đăng ký hủy kết quả đăng ký không đúng các căn cứ do pháp luật quy định; mà gây thiệt hại cho người yêu cầu đăng ký; thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ theo quy định?
- Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản chung vợ chồng
- Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền tài sản
Như phân tích ở trên; các chủ thể hoàn toàn có quyền lựa chọn phương thức đăng ký biện pháp bảo đảm dưới hình thức trực tuyến. Đây là 1 phương thức thể hiện sự đổi mới; hiện đại; theo kịp cuộc cách mạng công nghệ 4.0; tiến tới mực tiêu xây dựng chính phủ điện tự hiện đại; thông minh; giảm bớt các thủ tục phiền hà.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm được không?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102 Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp nội dung đăng ký biện pháp bảo đảm không có giá trị pháp lý theo quy định; thì cơ quan đăng ký xem xét; quyết định hủy kết quả đăng ký. Người yêu cầu đăng ký phải nộp phí đăng ký trong trường hợp kết quả đăng ký trực tuyến bị hủy;
Việc hủy kết quả đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm phải được thông báo kịp thời qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử đến địa chỉ của người yêu cầu đăng ký được lưu trong cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; các trường hợp biện pháp bảo đảm được đăng ký theo yêu cầu bao gồm:
– Thế chấp tài sản là động sản khác;
– Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
– Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất; tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.
–Thời điểm luật định (đối với bất động sản hoặc động sản phải đăng ký).
–Thời điểm các bên thỏa thuận: nếu không thuộc trường hợp pháp luật quy định; các bên có thể tự do lựa chọn 1 thời điểm bất kỳ.
–Thời điểm giao kết hợp đồng: thường là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản đó.